Trang chủ Tin tức Quy định xử phạt hành vi mua hàng không có hóa đơn mới nhất 2020

Quy định xử phạt hành vi mua hàng không có hóa đơn mới nhất 2020

Bởi: Einvoice.vn - 09/11/2020 Lượt xem: 44271 Cỡ chữ

Mua bán hàng hóa không hóa đơn hành vi bất hợp pháp, trừ những trường hợp được cho phép bởi pháp luật hiện hành. Do đó, việc bị xử phạt mua hàng không có hóa đơn là điều tất cả các bên mua bán sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp lý với sai phạm mình gây ra.

Quy định về xử phạt hành vi mua bán hàng hóa không có hóa đơn

Mua bán hàng không hóa đơn đúng hay sai?

1. Mua bán hàng không hóa đơn có bất hợp pháp không?

Hóa đơn được hiểu là chứng từ do bên bán lập ra, ghi nhận đầy đủ thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không chỉ vậy, chứng từ này còn là một trong những căn cứ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dùng để lưu trữ thông tin, phục vụ trong quá trình hoạt động của các DN sau này.
Hiện nay, theo quy định pháp luật hiện hành, việc không xuất trình được hóa đơn trong một số hoạt động mua bán hàng hóa có thể khiến các bên bán và mua phải chịu xử phạt hành chính.
Tại Khoản 1, Điều 18 của Thông tư 39/2014/ TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định: “Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.” Điều này đồng nghĩa rằng: các hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có tổng giá thanh toán từ 200.000 đồng trở lên thì bắt buộc bên bán phải lập hóa đơn cho bên mua.
Như vậy, trừ một số trường hợp ngoại lệ được pháp luật cho phép thì hoạt động mua bán hàng hóa không hóa đơn sẽ bị quy vào hành vi bất hợp pháp và phải chịu xử phạt theo quy định của pháp luật.
>> Tham khảo: Hóa đơn đỏ là gì?

2. Một số trường hợp ngoại lệ không cần xuất hóa đơn

Trường hợp không cần xuất hóa đơn

Một số trường hợp ngoại lệ không cần xuất hóa đơn.

Căn cứ vào Điểm 4, Khoản 2, Điều 6 của Thông tư 78/2014/TT-BTC và  Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, một số trường hợp mua hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới đây sẽ được phép không cần có hóa đơn:
- Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất hay đánh bắt trực tiếp bán ra;
- Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc các nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của những người sản xuất thủ công, không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua đất, đá, cát hay sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác và trực tiếp bán ra;
- Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
- Mua tài sản, dịch vụ của các hộ hay cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân hay hộ kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT (100 triệu đồng/năm).
>> Có thể bạn quan tâm: Các đối tượng không chịu thuế GTGT.

3. Quy định xử phạt khi mua hàng hóa không có hóa đơn

Trừ những trường hợp ngoại lệ, các DN khi mua hàng hóa có trị giá trên 200.00 đồng nếu không có hóa đơn, không thể chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa thì đều phải chịu xử phạt mua hàng không có hóa đơn.

Các mức phạt khi mua hàng hóa không hóa đơn

Các DN mua hàng không có hóa đơn sẽ bị xử phạt theo đúng quy định pháp luật.

Cụ thể, tại Điều 21, Nghị định 185/2013/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định các hành vi hàng hóa không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ thì sẽ bị xử phạt theo các mức như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 - 400 nghìn đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá dưới 1 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 400 - 600 nghìn đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 1- đến dưới 2 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 600 nghìn đến 1 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 2 - dưới 3 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 3 - dưới 5 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 10 - dưới 20 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 5 -7  triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 20 - dưới 30 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 7 - 10 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 30 - dưới 40 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 50 - dưới 70 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 70 - dưới 100 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, tại Khoản 13, Điều 21, Nghị định 185/2013/NĐ-CP, Chính Phủ khẳng định sẽ phạt tiền gấp đôi các mức phạt trên đối với người sản xuất, nhập khẩu nếu vi phạm hành chính hay mắc phải các sai phạm quy định tại khoản này.
Như vậy, bài viết trên đây đã hướng dẫn chi tiết tới bạn và DN quy định xử phạt mua hàng không có hóa đơn mới nhất hiện nay. Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/