Trang chủ Tin tức Quy định mới tại Thông tư 78/2021/TT-BTC: Thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ ngân hàng

Quy định mới tại Thông tư 78/2021/TT-BTC: Thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ ngân hàng

Bởi: Einvoice.vn - 23/11/2021 Lượt xem: 88488 Cỡ chữ

Một trong những điểm mới đáng chú ý tại Thông tư 78/2021/TT-BTC là quy định riêng đối với thời điểm lập hóa đơn điện tử của dịch vụ ngân hàng. Trước đây, các Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC không có quy định này, vì vậy doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng cần lưu ý  để đảm bảo hóa đơn hợp lệ, hợp pháp và tránh rơi vào trường hợp bị phạt do vi phạm quy định.

Thời điểm lập hóa đơn điện tử với dịch vụ ngân hàng

Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định riêng về thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với dịch vụ ngân hàng.

1. Quy định riêng về thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ ngân hàng theo Thông tư 78/2021/TT-BTC

Căn cứ theo Khoản 3, Điều 6, Thông tư 78/2021/TT-BTC, trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng, ngày lập hóa đơn điện tử đối với dịch vụ ngân hàng thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa 02 bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của 2 bên.
Lưu ý: Thời hạn chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ.
Trường hợp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ngân hàng với số lượng lớn và phát sinh thường xuyên, cần có nhiều thời gian đối soát dữ liệu giữa ngân hàng và bên thứ ba có liên quan (tổ chức thanh toán, tổ chức quốc tế hoặc tổ chức khác) thì thời điểm lập hóa đơn điện tử là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên.
Thời hạn chậm nhất không được quá ngày thứ 10 của tháng liền kề sau tháng phát sinh dịch vụ ngân hàng.

2. Thời điểm lập hóa đơn theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC: Không được xuất cách số, lùi ngày

Về vấn đề thời điểm lập hóa đơn điện tử, một vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm là có được xuất hóa đơn cách số, lùi ngày hay không? Đây là thói quen của nhiều kế toán doanh nghiệp bởi đặc thù của nhiều đơn vị thường chốt số liệu vào cuối tháng trước khi xuất hóa đơn hoặc do bên phía khách hàng yêu cầu.
Theo các quy định trước đây, điển hình như Nghị định 51/2010/NĐ-CP hay Thông tư 32/2011/TT-BTC chưa có quy định rõ ràng về vấn đề lùi ngày lập hóa đơn nên nhiều doanh nghiệp vẫn thực hiện lùi ngày, giữ số theo yêu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, theo quy định mới về hóa đơn điện tử tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 787/2021/TT-BTC, vì đã có quy định rõ ràng về việc chuyển dữ liệu hóa đơn với cơ quan thuế nên doanh nghiệp sẽ không được xuất hóa đơn cách số hay lùi ngày.

Quy định thời điểm lập hóa đơn điện tử

Lưu ý về thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với dịch vụ ngân hàng.

Cụ thể, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định hai hình thức hóa đơn như sau:

Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế:

Sau khi nhập dữ liệu, xuất hóa đơn, doanh nghiệp sẽ thực hiện ký số và gửi lên cơ quan Thuế để thực hiện cấp mã, sau đó gửi hóa đơn cho người mua. Như vậy, ngay tại thời điểm xuất hóa đơn, doanh nghiệp phải lập tức gửi hóa đơn điện tử lên cơ quan thuế để đảm bảo hóa đơn có giá trị pháp lý.

Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan Thuế:

Doanh nghiệp sẽ thực hiện chuyển dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế bằng hai hình thức:

  • Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Thời hạn nộp cùng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT (theo tháng hoặc theo quý), áp dụng với một số doanh nghiệp có loại hình kinh doanh đặc thù.
  • Chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn áp dụng đối với trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Sau khi lập hóa đơn điện tử đầy đủ nội dung, người bán gửi hóa đơn cho người mua đồng thời gửi cho cơ quan thuế. Thời hạn chậm nhất là trong cùng ngày gửi cho người mua.
Như vậy, với quy định mới tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC, hầu hết các doanh nghiệp sau khi xuất hóa đơn sẽ phải thực hiện chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế. Vì vậy, việc xuất hóa đơn cách số, lùi ngày sẽ khó khả thi vì thời điểm chuyển dữ liệu tới cơ quan thuế được quy định cùng thời điểm hoặc cùng ngày lập hóa đơn.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử.

Hóa đơn điện tử lập sai thời điểm sẽ chịu mức phạt thế nào?

Doanh nghiệp lập hóa đơn sai thời điểm có thể bị phạt theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Mặc khác, theo Điều 30, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu chuyển chậm hoặc không chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế. Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý để tránh rơi vào trường hợp vi phạm quy định về thời điểm xuất hóa đơn.
Trên đây là quy định mới về thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ ngân hàng. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng cần lưu ý để đảm bảo lập - xuất hóa đơn đúng thời điểm. Đồng thời, Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC đã có hướng dẫn về vấn đề chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế, doanh nghiệp cần lưu ý không lập hóa đơn cách số, lùi ngày để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn.
Để tìm hiểu thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN