Trang chủ Tin tức Những điều cần biết về kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

Những điều cần biết về kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

Bởi: Einvoice.vn - 07/11/2022 Lượt xem: 6243 Cỡ chữ

Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là gì? Quy trình thực hiện, yêu cầu, mục đích và các nội dung trong khi thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ra sao? Cùng đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây của E-invoice!

Vai trò của kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
Vai trò của kiểm toán báo cáo quyết toán dự án.

1. Mục đích của kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

Trước hết, cần hiểu báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là báo cáo được đại diện của chủ đầu tư, hoặc của chính chủ đầu tư tạo ra, dựa trên quy định về quyết toán dự án hoàn thành. Nội dung bao gồm các thông tin về: tài chính, kinh tế… liên quan đến việc đầu tư và thực hiện dự án.
Theo quy định của VSA 1000, ban hành kèm Thông tư số 67/2015/TT-BTC, mục đích của kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là làm tăng độ tin cậy của người dùng với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, và là cơ sở để người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán xem xét phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, thông qua việc kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán đưa ra ý kiến, liệu quá trình thực hiện dự án có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán tại thời điểm lập báo cáo, có phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý liên quan đến việc làm và trình bày báo cáo quyết toán dự án hoàn thành không?
>> Tham khảo: Vai trò và chức năng của kiểm toán nội bộ.

2. Yêu cầu với kiểm toán dự án hoàn thành

Yêu cầu khi thực hiện kiểm toán hoàn thành dự án

Một số yêu cầu bắt buộc khi thực hiện kiểm toán.

Theo quy định, việc kiểm toán dự án hoàn thành phải đáp ứng được một số yêu cầu như sau:

  • Kiểm toán viên tuân thủ theo pháp luật của Nhà nước.
  • Kiểm toán viên phải tuân theo các chuẩn mực về đạo đức của nghề kiểm toán, kể cả tính độc lập có liên quan đến kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
  • Kiểm toán viên phải lên kế hoạch và thực hiện kiểm toán với thái độ hoài nghi nghề nghiệp cần đó, từ đó, phát hiện ra các dấu hiệu có thể dẫn tới sai sót trọng yếu về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án và báo cáo.
  • Kiểm toán viên cần áp dụng các xét đoán mang tính chuyên môn trong quá trình làm việc.
  • Kiểm toán viên cần thu thập đầy đủ các bằng chứng, từ đó đạt được sự đảm bảo hợp lý, giảm tối đa rủi ro kiểm toán, cho phép kiểm toán viên đưa ra kết luận thích hợp để hình thành ý kiến kiểm toán.
  • Kiểm toán viên cần tuân theo các chuẩn mực kiểm toán về kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

3. Quy trình làm kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành

Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
Các bước lập kế hoạch kiểm toán.

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 1000, ban hành kèm theo Thông tư số 67/2015/TT-BTC, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành tiến hành theo 3 bước. Cụ thể:

3.1. Lập kế hoạch kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành

Kế hoạch kiểm toán gồm 2 phần: Kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán.
- Kế hoạch kiểm toán tổng thể
Kế hoạch này để chỉ rõ phạm vi, phương thức thực hiện công cuộc kiểm toán.
+ Yêu cầu: đảm bảo đầy đủ, chi tiết để làm căn cứ xây dựng chương trình kiểm toán.
+ Nội dung bao gồm đầy đủ thông tin về: Đơn vị và dự án được kiểm toán, xác định mức trọng yếu và rủi ro; nhân sự và thời gian kiểm toán.
- Chương trình kiểm toán
Chương trình này được xây dựng tùy thuộc vào từng cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán. Do đó, sẽ có sự khác nhau giữa các chương trình, nhưng vẫn phải đảm bảo đạt được mục tiêu và hiệu quả kiểm toán tổng thể.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

3.2. Thực hiện kiểm toán

Quá trình thực hiện kiểm toán bao gồm:

  • Giao nhận hồ sơ, tài liệu
  • Kiểm tra báo cáo: hồ sơ pháp lý, nguồn vốn, chi phí đầu tư, giá trị tài sản, công nợ…

3.3. Kết thúc kiểm toán

Giai đoạn kết thúc cần đảm bảo một số thủ tục sau:

  • Phân tích, đánh giá kết quả kiểm toán về mặt tổng thể
  • Lập và phát hành báo cáo kiểm toán
  • Xử lý công việc phát sinh.

4. Nội dung của báo cáo kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành

Báo cáo kiểm toán được lập bằng văn bản, gồm các nội dung sau:

  • Tên, địa chỉ doanh nghiệp kiểm toán
  • Số hiệu, tiêu đề báo cáo kiểm toán
  • Người nhận báo cáo kiểm toán
  • Mở đầu báo cáo
  • Trách nhiệm của Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán
  • Trách nhiệm của kiểm toán viên
  • Căn cứ và phạm vi của cuộc kiểm toán
  • Kết quả kiểm toán
  • Ý kiến của kiểm toán viên
  • Các kiến nghị (nếu có)
  • Chữ ký, họ tên của kiểm toán viên và đóng dấu
  • Ngày, tháng, năm lập báo cáo kiểm toán.

Trên đây là một số nội dung liên quan đến kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý độc giả.
Ngoài ra, nếu có mọi thắc mắc về thuế và phần mềm hóa đơn điện tử, bạn đọc vui lòng liên hệ ngay với E-invoice để được giải đáp!
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN