Nghị quyết 01/NQ-CP: Năm 2019 Hà Nội, TP.HCM đặt mục tiêu 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử
Ngày 1/1/2019 vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt Nghị quyết 01/NQ-CP đưa ra các giải pháp, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước trong năm 2019. Một trong những nội dung đáng chú ý nhất là việc Hà Nội - TPHCM và các thành phố lớn đặt mục tiêu phủ sóng 100% hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp.
1. Hà Nội, TP.HCM và các thành phố lớn đặt mục tiêu 100% hoàn thành triển khai hóa đơn điện tử
Trọng tâm của Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2019 là cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới nền kinh tế số, xã hội số.
Đối với ngành Thuế, mục tiêu quan trọng trong năm 2019 là chống thất thu, chuyển giá, trốn lậu thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5%. Để có thể hoàn thành được mục tiêu này, việc đẩy nhanh tiến độ triển khai hóa đơn điện tử và hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hết sức cần thiết.
Chính phủ đẩy mạnh việc phủ sóng hóa đơn điện tử tại các thành phố lớn.
Hiện tại, theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử, vẫn tồn tại song song hai hình thức là hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử cho tới trước ngày 01/11/2020, tuy nhiên sẽ hạn chế tối đa các trường hợp sử dụng hóa đơn giấy và khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử. Chính vì vậy, Nghị quyết 01/NQ-CP (xem chi tiết tại đây) đã đưa ra quyết định “Mở rộng áp dụng hóa đơn điện tử, cơ bản hoàn thành trong năm 2019 ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh” nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai hóa đơn điện tử tại Hà Nội, TPHCM và các thành phố lớn.
Mục tiêu của Chính phủ là tới cuối năm 2019 sẽ phủ sóng hoàn toàn hóa đơn điện tử tới 100% doanh nghiệp trên các địa bàn này. Việc phủ sóng hóa đơn điện tử sớm hơn hạn cuối 01/11/2020 nhằm giúp các doanh nghiệp tại thành phố lớn tiếp cận sớm hơn với hóa đơn điện tử, tránh tình trạng bị động do để đến hạn cuối mới tìm hiểu và sử dụng hóa đơn điện tử. Bên cạnh đó, việc hướng tới 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử tại các thành phố lớn cũng giúp khách hàng làm quen với hình thức hóa đơn điện tử mới sớm hơn.
Việc áp dụng sớm hóa đơn điện tử cũng giúp cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý các thông báo phát hành, thông báo kết quả hủy, báo cáo sử dụng hóa đơn do doanh nghiệp gửi tới; dễ dàng truy xuất các số liệu thống kê báo cáo trên hệ thống, xây dựng kho dữ liệu về hóa đơn để phục vụ công tác quản lý thuế.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Triển khai hóa đơn điện tử - doanh nghiệp được gì và cần gì?
2.1. Lợi ích của hóa đơn điện tử
Việc sử dụng hóa đơn điện tử và hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế góp phần giảm thời gian, chi phí về hóa đơn cho doanh nghiệp. Khách mua hàng cũng sẽ thuận tiện hơn khi có thể nhận hóa đơn qua SMS, Email… hoặc truy cập vào Website tra cứu của doanh nghiệp bán hàng để xem và tải hóa đơn nếu cần. Điều này cũng giúp doanh nghiệp giảm chi phí và nhân lực phục vụ cho việc in, lưu trữ, bảo quản và vận chuyển hóa đơn, đồng thời khắc phục tình trạng mất, hỏng, thất lạc hóa đơn.
Không chỉ vậy, khi sử dụng hóa đơn điện tử và hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp sẽ tinh giảm thời gian và thủ tục đăng ký mẫu hóa đơn, thời gian phát hành hóa đơn, có thể sử dụng ngay hóa đơn khi đăng ký và việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cũng dễ dàng, thuận tiện hơn. Dữ liệu của hóa đơn điện tử được kết nối với phần mềm khai thuế giá trị gia tăng nên doanh nghiệp không mất thời gian lập Tờ khai thuế GTGT.
Hóa đơn điện tử tiết kiệm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, hóa đơn điện tử và hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế có độ an toàn, chính xác tuyệt đối bởi yêu cầu chữ ký số của doanh nghiệp. Đặc biệt, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được chính Tổng cục Thuế cung cấp mã xác thực, vì vậy khả năng bị làm giả hóa đơn gần như không có.
2.2. Doanh nghiệp cần làm gì để có thể sử dụng hóa đơn điện tử?
Trước hết, doanh nghiệp cần tìm hiểu điều kiện cần và đủ để khởi tạo, sử dụng hóa đơn điện tử. Những điều kiện này được quy định tại Khoản 2, Điều 4 Thông tư 32/2011/TT-BTC, bao gồm:
- Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế, có đẩy đủ điều kiện và đang có giao dịch điện tử trong mục khai thuế với cơ quan thuế (ví dụ như tiến hành nộp thuế điện tử, kê khai thuế qua mạng,…)
- Doanh nghiệp có thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng (có thực hiện chuyển khoản qua Internet Banking, …..)
- Doanh nghiệp sở hữu chữ ký số (chữ ký điện tử) hợp lệ, có giá trị pháp lý trước pháp luật
- Doanh nghiệp sở hữu cơ sở hạ tầng đầy đủ để thực hiện khởi tạo, chỉnh sửa, xuất và gửi hóa đơn điện tử như: đường truyền tải thông tin điện tử (Mạng Internet), các thiết bị truyền tin (máy tính bàn, laptop, một số thiết bị điện tử khác,…), có hệ thống cơ sở lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử
- Doanh nghiệp sở hữu đội ngũ công nhân viên chức có đủ trình độ, khả năng để thực hiện khởi tạo, chỉnh sửa, sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp sở hữu phần mềm kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ được kết nối với phần mềm kế toán; đảm bảo rằng mọi thông tin dữ liệu liên quan tới hóa đơn điện tử sẽ được tự động chuyển vào phần mềm kế toán thời điểm bắt đầu khởi tạo hóa đơn
Tuy nhiên trong thực tế, nếu doanh nghiệp hợp tác với đơn vị cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử thì chỉ cần đảm bảo đáp ứng đủ 3 điều kiện chính là đang kinh doanh và thực hiện giao dịch điện tử, có hạ tầng Internet và có chữ ký số, những điều kiện còn lại sẽ được hỗ trợ bởi bên trung gian.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên chuẩn bị một số giấy tờ, hồ sơ cần thiết để thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng, bao gồm quyết định sử dụng hóa đơn điện tử, thông báo phát hành hóa đơn điện tử, hóa đơn mẫu. Sau đó doanh nghiệp tiến hành thông báo phát hành hóa đơn và kiểm tra sau 02 ngày. Nếu như không có phản hồi của Tổng cục Thuế thì doanh nghiệp có thể bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử.
>> Có thể bạn quan tâm: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
3. Doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử nào?
Để được hỗ trợ triển khai phần mềm hóa đơn điện tử nhanh chóng và thuận lợi, doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử uy tín. Công ty Phát triển phần mềm Thái Sơn tự hào là đơn vị đầu ngành cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp hóa đơn điện tử toàn diện. Sản phẩm của Thái Sơn - phần mềm hóa đơn điện tử E-Invoice hiện đang được tin tưởng và sử dụng bởi hàng ngàn doanh nghiệp trong nước.
Không chỉ đáp ứng các nghiệp vụ về hóa đơn và được Tổng cục Thuế chứng nhận chất lượng, E-Invoice còn vượt trội với những tính năng cao cấp như:
- Hỗ trợ truyền nhận dữ liệu giữa các chi nhánh công ty, giữa tổng công ty và các công ty con
- Phê duyệt hóa đơn, gửi hóa đơn đi xác thực theo lô nhiều hóa đơn cùng một lúc
- Gửi thông tin hóa đơn cho khách hàng qua email, SMS, …
- Quản lý gửi và xác nhận hóa đơn cho khách hàng qua email, SMS
- Tính năng cổng ký tiện dụng, một chữ ký số có thể sử dụng cho nhiều điểm xuất hóa đơn
- Tích hợp truyền nhận dữ liệu từ các hệ thống CRM, ERP, phần mềm kế toán và các phần mềm có sẵn tại doanh nghiệp
- Công nghệ xác thực hóa đơn trực tuyến, chống làm giả hóa đơn.
E-Invoice cho phép doanh nghiệp gửi hóa đơn tới khách hàng nhanh chóng.
Cũng chính vì điều này mà hàng loạt những tên tuổi lớn tại Việt Nam như Grab, Golden Gate, KFC, Honda, Unicharm, Coca Cola…. đã và đang xem E-Invoice là người bạn đồng hành lâu dài giúp doanh nghiệp tối ưu và phát triển.
Mọi thông tin chi tiết về phần mềm hóa đơn điện tử E-Invoice, quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Trụ sở chính: Số 15 - Đặng Thùy Trâm - Cầu Giấy - Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 - 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.