Ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử khác nhau có hợp lệ không?
Ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử khác nhau có đúng không? Đây là thắc mắc của không ít người dùng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp ngay điều này.
1. Cách xác định ngày lập hóa đơn điện tử hợp pháp
Trước khi giải đáp thắc mắc ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử khác nhau có đúng không, bạn cần phải nắm được cách thức xác định ngày lập hóa đơn điện tử như thế nào là hợp pháp.
Cách xác định ngày lập hóa đơn điện tử hợp pháp thế nào?
Theo đó, muốn xác định ngày lập hóa đơn điện tử đúng quy định pháp luật, bạn hoàn toàn có thể tham khảo Điều 4, Thông tư 68/2019/TT-BTC của Bộ Tài Chính.
Thông thường, ngày lập hóa đơn điện tử đúng quy định đối với bán hàng hóa chính là ngày chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua; ngày lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ sẽ là ngày hoàn thành cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số trường hợp ngoại lệ được, được Bộ Tài chính hướng dẫn ngày lập hóa đơn cụ thể như sau:
- Đối với hóa đơn cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin được bán theo kỳ nhất định thì ngày lập hóa đơn điện tử sẽ là chậm nhất không quá 07 ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ.
- Đối với hóa đơn xây dựng, lắp đặt thì ngày lập hóa đơn điện tử sẽ là ngày nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành.
- Đối với hóa đơn của tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng thì ngày lập hóa đơn điện tử sẽ được quy định như sau:
- Trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn điện tử phải là ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng.
- Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng thì ngày lập hóa đơn điện tử sẽ ngày lập và ngày ký hóa đơn điện tử sẽ là ngày chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.
- Đối với các trường hợp mua dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế thì ngày lập hóa đơn chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày chứng từ dịch vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử.
2. Ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử khác nhau đúng hay sai?
Ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử khác nhau đúng hay sai?
Với thắc mắc ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử khác nhau có đúng hay không thì bạn có thể căn cứ vào Điểm e, Khoản 1, Điều 3, Thông tư 68/2019/TT-BTC của Bộ Tài Chính để có cho mình câu trả lời đúng nhất.
Cụ thể, tại Điểm e, Khoản 1, Điều 3, Thông tư 68/2019/TT-BTC, Bộ Tài chính đã khẳng định ngày lập hóa đơn điện tử sẽ được xác định theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn.
Như vậy, với quy định trên thì ngày lập hóa đơn điện tử khác với ngày ký hóa đơn có được xem là hợp lệ hay không, câu trả lời chắc chắn là không hợp lệ. Điều này đồng nghĩa rằng ngày lập hóa đơn và ngày ký hóa đơn khác nhau có phải là bất hợp pháp.
Muốn đảm bảo tính hợp lệ và hợp pháp cho hóa đơn điện từ thì bắt buộc ngày lập và ngày ký hóa đơn điện tử phải trùng nhau. Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn lý giải thắc mắc ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử khác nhau có hợp lệ không hay ngày lập và ngày ký hóa đơn điện tử khác nhau có hợp lệ không. Và câu trả lời là chỉ khi ngày lập hóa đơn và ngày ký hóa đơn trùng nhau thì hóa đơn mới có thể hợp lệ.
Mọi thắc mắc về ngày ký và ngày lập hóa đơn điện tử khác nhau hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Trụ sở chính: Số 15 Đặng Thùy Trâm - Cầu Giấy - Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 - 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/