Trang chủ Tin tức Kiểm toán quốc tế là gì? Nội dung và vai trò của chuẩn mực kiểm toán quốc tế

Kiểm toán quốc tế là gì? Nội dung và vai trò của chuẩn mực kiểm toán quốc tế

Bởi: Einvoice.vn - 24/04/2023 Lượt xem: 5245 Cỡ chữ

Thời đại kinh tế phát triển và hội nhập thế giới, khái niệm kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán quốc tế không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp. Đây là loại hình dịch vụ đặc thù và phải được đào tạo chuyên nghiệp, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế theo quy định. Vậy kiểm toán quốc tế là gì? Chuẩn mực kiểm toán quốc tế có vai trò và nội dung như thế nào?

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

1. Kiểm toán quốc tế là gì?

Kiểm toán quốc tế hay chuẩn mực kiểm toán quốc tế (International Standards on Auditing - ISA) là các chuẩn mực chuyên môn về kiểm toán thông tin tài chính. Các chuẩn mực này bao gồm những quy định do tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu và ban hành để làm căn cứ cho việc lập và giải trình các thông tin thể hiện trên báo cáo tài chính.
Thông thường, chuẩn mực kiểm toán quốc tế sẽ do Ủy ban Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (IAASB) ban hành. Vào đầu những năm 2000, xảy ra một số vụ gian lận quy mô lớn như Enron, Worldcom khiến các nhà lập pháp chú trọng hơn tới kiểm toán của các công ty niêm yết và chất lượng của chuẩn mực kiểm toán. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến chuẩn mực kiểm toán quốc tế mới do IAASB được ban hành.
>> Tham khảo: Kiểm toán giá vốn bán hàng.

2. Mục đích và vai trò của chuẩn mực kiểm toán quốc tế

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được áp dụng giúp các doanh nghiệp so sánh báo cáo tài chính và dữ liệu đơn giản, dễ dàng hơn. Áp dụng chuẩn mực kiểm toán quốc tế  tạo ra sự minh bạch, tin cậy trong quy trình kế toán, làm căn cứ quan trọng đối với hoạt động thương mại và đầu tư.
Mục đích của chuẩn mực kiểm toán quốc tế:

  • Hướng dẫn việc tuân thủ các quy định bắt buộc thuộc hệ thống chuẩn mực kiểm toán Quốc tế.
  • Làm cơ sở thúc đẩy việc thực hiện và phát triển các dịch vụ kiểm toán nội bộ đa dạng nhằm gia tăng giá trị cho tổ chức.
  • Thiết lập căn cứ phục vụ cho hoạt động kiểm toán nội bộ.
  • Thúc đẩy cải tiến thường xuyên, liên tục quy trình và hoạt động của tổ chức.

Vai trò chính của chuẩn mực kiểm toán quốc tế như sau:

  • Cung cấp các thông tin hữu ích, minh bạch và khách quan để làm căn cứ cho những quyết định về đầu tư và tín dụng.
  • Cung cấp thông tin hữu ích để đánh giá, dự đoán về luồng tiền trong tương lai.
  • Cung cấp thông tin tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp (bao gồm tình hình tài sản và nguồn vốn). Nghĩa là chuẩn mực kiểm toán quốc tế làm các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính trở nên thiết thực, minh bạch, tin cậy và có thể so sánh được.

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế cung cấp nhiều thông tin hữu ích.

3. Nội dung của chuẩn mực kiểm toán quốc tế

Hiện nay, trên thế giới đã ISA ban hành và công bố tất cả 36 chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Tất cả hệ thống chuẩn mực được phân chia theo nhóm và có nội dung khác nhau.
Trong phạm vi bài viết này sẽ trình bày thông tin chi tiết về chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 01 - Trình bày các báo cáo tài chính.

3.1. Giới thiệu chung

IAS 01 (Presentation of Financial Statements) được ban hành lần đầu tiên vào tháng 01/1975 với tên gọi “Trình bày các chính sách kế toán”. Sau nhiều lần thay đổi, phiên bản IAS 01 hiện nay được tái phát hành vào tháng 09/2007 và có hiệu lực đối với những báo cáo tài chính bắt đầu từ ngày 1/1/2009.

3.2. Mục đích

IAS 01 làm cơ sở, căn cứ cho việc trình bày báo cáo tài chính, đảm bảo so sánh báo cáo tài chính giữa các kỳ khác nhau và với báo cáo tài chính của đơn vị khác. IAS 01 đưa ra các yêu cầu chi tiết đối với việc trình bày cấu trúc báo cáo tài chính, các yêu cầu tối thiểu về nội dung báo cáo tài chính.

3.3. Phạm vi áp dụng

IAS 01 được áp dụng đối với tất cả các báo cáo tài chính chung được lập trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính.
Mục đích
Mục đích của báo cáo tài chính nhằm cung cấp các thông tin chính xác và minh bạch về tình hình tài chính, kết quả tài chính và dòng tiền của một đơn vị:

  • Tình hình tài sản.
  • Nợ phải trả.
  • Nguồn vốn.
  • Doanh thu và chi phí, lợi nhuận (bao gồm cả lãi và lỗ).
  • Vốn góp chủ sở hữu và phân phối lợi nhuận tới chủ sở hữu.
  • Tình hình dòng tiền.

3.4. Thành phần của một báo cáo tài chính đầy đủ

Một báo cáo tài chính đầy đủ sẽ bao gồm các thành phần sau:

  • Báo cáo tài chính cuối kỳ.
  • Báo cáo tình hình lãi hoặc lỗ, thu nhập trong kỳ.
  • Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu trong kỳ.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong kỳ.
  • Thuyết minh về chính sách kế toán.
  • Báo cáo so sánh với kỳ trước.
  • Báo cáo tình hình tài chính tại thời điểm bắt đầu trước khi doanh nghiệp áp dụng hồi tố các chính sách kế toán hoặc hồi tố đánh giá lại các khoản mục trong báo cáo tài chính hoặc phân loại các khoản mục thuộc báo cáo tài chính.

Bộ báo cáo tài chính đầy đủ
Bộ báo cáo tài chính đầy đủ của chuẩn mực IAS 01.

3.5. Cấu trúc và nội dung

Báo cáo tài chính cần được trình bày rõ ràng, dễ nhận biết và dễ hiểu các thông tin sau:

  • Tên đơn vị lập báo cáo tài chính.
  • Báo cáo tài chính cho một đơn vị lẻ hay một nhóm đơn vị.
  • Ngày kết thúc của kỳ báo cáo tài chính hay kỳ kế toán.
  • Đơn vị tiền tệ sử dụng trình bày trong báo cáo tài chính.
  • Mức độ làm trong số sử dụng trong trình bày số liệu trên báo cáo tài chính.

3.6. Tần suất báo cáo

Thông thường, đơn vị cần trình bày báo cáo tài chính hoàn chỉnh tối thiểu là hàng năm. Trường hợp thay đổi kỳ kết thúc kế toán và trình bày báo cáo tài chính theo một giai đoạn dài hơn hoặc ngắn hơn thì bên cạnh việc thuyết minh về các kỳ kế toán được phản ánh bởi báo cáo tài chính, đơn vị cần thuyết minh về:

  • Nguyên nhân thay đổi kỳ kế toán dài hơn hoặc ngắn hơn.
  •  Việc số liệu trình bày trên các báo cáo tài chính là không hoàn toàn có thể so sánh, đối chiếu được.

Trên đây là một số thông tin về kiểm toán quốc tế. Các chuẩn mực kiểm toán quốc tế hiện nay không còn quá xa lạ với nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Không những giúp doanh nghiệp kiểm soát các số liệu về tình hình tài chính, việc áp dụng các chuẩn mực này còn là cơ sở quan trọng đối với các nhà đầu tư khi đầu tư vào doanh nghiệp.
Để được tư vấn thông tin về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN