Trang chủ Tin tức Hóa đơn giá trị gia tăng ghi sai địa chỉ xử lý thế nào?

Hóa đơn giá trị gia tăng ghi sai địa chỉ xử lý thế nào?

Bởi: Einvoice.vn - 24/06/2020 Lượt xem: 23306 Cỡ chữ

Hóa đơn giá trị gia tăng ghi sai địa chỉ là một trong những sai sót mà người dùng thường gặp phải. Vậy cách xử lý lỗi này ra sao, căn cứ xử lý dựa trên các quy định nào,... Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ tất cả. 

1. Cơ sở pháp lý xử lý hóa đơn GTGT sai địa chỉ

Muốn xử lý hóa đơn giá trị gia tăng ghi sai địa chỉ, các kế toán cần phải căn cứ dựa trên các cơ sở pháp luật cụ thể để giải quyết một cách đúng đắn và hợp pháp nhất.

Cơ sở pháp lý xử lý hóa đơn GTGT sai địa chỉ.


Cơ sở pháp lý xử lý hóa đơn GTGT sai địa chỉ.

Theo đó, dựa trên các văn bản pháp luật về hóa đơn đã ban hành thì khi xử lý hóa đơn GTGT sai địa chỉ, kế toán và doanh nghiệp phải căn cứ theo các quy định pháp luật hiện hành sau:

  • Thông tư 39/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành nhằm hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thông tư 26/2015/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành nhằm hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, đồng thời bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

2. Cách xử lý hóa đơn giá trị gia tăng ghi sai địa chỉ

Về cách xử lý hóa đơn sai địa chỉ nói chung và hóa đơn giá trị gia tăng ghi sai địa chỉ nói riêng, sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 20, Thông tư 39/2014/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành vào ngày ngày 31 tháng 3 năm 2014.

Cách xử lý hóa đơn giá trị gia tăng sai địa chỉ.

Cách xử lý hóa đơn giá trị gia tăng sai địa chỉ.

Thứ nhất, với những trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai địa chỉ thì người bán chỉ việc gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai rồi lập hóa đơn mới cho đúng.
Thứ hai, những trường hóa đơn sai địa chỉ đã lập, đã giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay hóa đơn đã lập, đã giao cho người mua, song người bán và người mua chưa kê khai thuế thì nếu phát hiện sai sót sẽ phải hủy bỏ. Hai bên lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai, gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn sai và lập lại hóa đơn mới cho đúng. Lưu ý, biên bản thu hồi hóa đơn khi lập phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử.
Thứ ba, những trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hai bên bán mua đã kê khai thuế nhưng sau đó phát hiện sai sót địa chỉ thì cả hai bên phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán phải lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
Lưu ý, hóa đơn điều chỉnh phải ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế GTGT,… cho hóa đơn số…, ký hiệu…
Trên cơ sở thông tin của hóa đơn điều chỉnh, hai bên bán và mua sẽ kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán; thuế đầu ra, đầu vào. Đặc biệt, hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Ngoài ra, theo Thông tư 26/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 26/2/2015 có bổ sung Điều 16 của Thông tư 39/2014/TT-BTC về cách xử lý hóa đơn GTGT sai địa chỉ như sau: Những trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng MST người mua thì hai bên bán mua cần lập biên bản điều chỉnh chứ không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Những trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác sẽ phải thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 của Thông tư 39/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành.
>> Tham khảo: Hóa đơn đỏ là gì.
Như vậy, tất cả các trường hợp hóa đơn giá trị gia tăng viết sai địa chỉ bên mua thì hai bên chỉ cần lập biên bản điều chỉnh chứ không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Trong biên bản điều chỉnh, hai bên cần nêu rõ tên người đại diện, địa chỉ công ty, lý do lập biên bản này và điều chỉnh lại địa chỉ bên mua hàng cho đúng, đồng thời phải có xác nhận về việc điều chỉnh của cả hai bên và lưu trữ kèm hóa đơn.

3. Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ

Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn giá trị gia tăng ghi sai địa chỉ được hiểu là chứng từ mà các các kế toán sẽ dùng tới khi phát hiện hóa đơn đơn vị mình lập xảy ra lỗi sai sót thông tin địa chỉ.
Hiện nay, mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn bị sai tiêu thức địa chỉ sẽ được áp dụng theo mẫu mới nhất được chúng tôi cập nhật bên dưới.

Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ mới nhất 2020

Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ mới nhất 2020

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, cũng giống như các biên bản điều chỉnh hóa đơn thông thường khác, biên bản điều chỉnh hóa đơn bị sai địa chỉ khi lập ra cũng phải tuân thủ tất cả các yêu cầu nội dung theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể:

  • Ngày trên biên bản điều chỉnh hóa đơn và ngày trên hóa đơn điều chỉnh phải trùng nhau.
  • Nội dung của biên bản điều chỉnh hóa đơn phải thể hiện rõ: Điều chỉnh hóa đơn số… ngày/tháng/năm… ký hiệu…; xuất hóa đơn điều chỉnh số… ngày/tháng/năm… ký hiệu …; nội dung điều chỉnh.
  • Biên bản điều chỉnh hóa đơn phải có chữ ký của hai bên bán và mua, phải được lưu trữ ở dạng dữ liệu điện tử.

Như vậy, bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn cách xử lý hóa đơn giá trị gia tăng ghi sai tiêu thức địa chỉ.
Mọi thắc mắc về hóa đơn giá trị gia tăng ghi sai địa chỉ hoặc để được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay Hotline 24/7:

  • Miền Bắc: 1900 4767
  • Miền Nam/Trung: 1900 4768