Trang chủ Tin tức Các chi phí được trừ khi tính thuế TNCN 2021

Các chi phí được trừ khi tính thuế TNCN 2021

Bởi: Einvoice.vn - 10/11/2021 Lượt xem: 49244 Cỡ chữ
Các chi phí được trừ khi tính thuế TNCN trong năm 2021 sẽ bao gồm những khoản nào và mức giảm cụ thể ra sao? Đều là những vấn đề khiến người lao động có thu nhập chịu thuế không khỏi băn khoăn. Bài viết dưới đây từ E-invoice sẽ giúp bạn giải đáp khúc mắc này!
Các khoản chi phí được giảm trừ khi tính thuế TNCN
 
Các khoản được trừ khi tính thuế TNCN.
Khi tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, công thức được áp dụng cụ thể như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
  • Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn
Các khoản thu nhập được miễn thuế là phần thu nhập từ tiền công, tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ quy định, được quy định chi tiết tại Điểm i, Khoản 1, Điều 3, Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Theo đó, khi tiến hành kê khai các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương trong kỳ tính thuế, người lao động (NLĐ) sẽ được giảm trừ một vài khoản chi phí trong những loại dưới đây:

1. Tiền điện thoại, mức khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục

Các khoản tiền như tiền điện thoại, công tác phí, trang phục hay văn phòng phẩm là những chi phí thường phát sinh hàng ngày/ tháng song đều không thuộc những chi phí nằm trong danh sách phải tính thuế TNCN. 

1.1. Tiền điện thoại

Tiền điện thoại dùng để chi trả cước phí nghe, gọi phát sinh khi phục vụ công việc sẽ không được tính vào thu nhập của NLĐ. 
Bên cạnh tiền điện thoại, mức khoán chi phí được áp dụng đối với NLĐ làm việc tại các văn phòng đại diện, tổ chức kinh doanh và được trừ khi tính thuế TNCN.
>> Tham khảo: Quyết toán thuế với cá nhân có nhiều nguồn thu nhập.

1.2.  Chi trang phục

Theo quy định tại khoản 2.7, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC, mức chi tiền trang phục được miễn thuế TNCN cụ thể như sau: 
- Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Bằng hiện vật sẽ được tính toàn bộ vào chi phí.
- Bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
- Chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm. Bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.

1.3. Khoản tiền ăn trưa, ăn giữa ca

- Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người SDLĐ tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa cho NLĐ.
- Trường hợp công ty không tổ chức nấu ăn thì mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho NLĐ không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.

1.4. Công tác phí

Theo quy định tại điểm 2.8, khoản 2, Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC, công tác phí được tính như sau:
- Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động; Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
- Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
- Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển. 
- Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, giấy điều động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.
Căn cứ vào những quy định trên, có thể thấy, nếu công ty có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho NLĐ đi công tác và đảm bảo thực hiện đúng theo quy chế tài chính/ quy chế nội bộ của công ty thì sẽ được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp và miễn thuế TNCN theo quy định.

2. Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền

Những khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền được liệt kê dưới đây cũng thuộc một trong những khoản chi phí dược trừ khi tính thuế TNCN cho NLĐ.
Theo đó: 
- Tiền phí sản phẩm bảo hiểm mà người sử dụng lao động mua cho NLĐ.
- Khoản phí hội viên với trường hợp thẻ được sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng.
>> Tham khảo: Thế nào là khấu trừ thuế TNCN khấu trừ tại nguồn?

3. Các khoản lợi ích khác được trừ khi tính thuế TNCN 

Các khoản được giảm trừ trong tính thuế TNCN
Các khoản phí không nằm trong tổng thu nhập khi tính thuế TNCN thường niên
Theo điểm g, khoản 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản thu nhập sau sẽ không cần tính vào thu nhập chịu thuế: 
g.1) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.
g.2) Khoản tiền nhận được theo quy định về sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng, đoàn thể.
g.3) Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.
g.4) Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia ý kiến, thẩm định, thẩm tra các văn bản pháp luật, Nghị quyết, các báo cáo chính trị; tham gia các đoàn kiểm tra giám sát; tiếp cử tri, tiếp công dân; trang phục và các công việc khác có liên quan đến phục vụ trực tiếp hoạt động của Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Thành ủy, Tỉnh ủy và các Ban của Thành uỷ, Tỉnh ủy.
g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
g.6) Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.
g.7)  Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.
g.8) Các khoản thu nhập cá nhân nhận được từ các Hội, tổ chức tài trợ không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nếu cá nhân nhận tài trợ là thành viên của Hội, của tổ chức; kinh phí tài trợ được sử dụng từ nguồn kinh phí Nhà nước hoặc được quản lý theo quy định của Nhà nước; việc sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình nghiên cứu khoa học... thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà nước hay theo chương trình hoạt động phù hợp với Điều lệ của Hội, tổ chức đó.
g.9) Các khoản thanh toán mà người sử dụng lao động trả để phục vụ việc điều động, luân chuyển người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại hợp đồng lao động, tuân thủ lịch lao động chuẩn theo thông lệ quốc tế của một số ngành như dầu khí, khai khoáng.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

4. Các khoản phụ cấp không chịu thuế TNCN

Ngoài các khoản phí nêu trên, các khoản phí dưới đây cũng thuộc danh sách được giảm trừ khi tính thuế TNCN. Cụ thể gồm:
- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh. Các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề. Hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 
- Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản.
- Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần. Tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp. 
- Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
- Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
- Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. 
- Hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật.
- Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
- Các khoản phụ cấp đặc thù ngành nghề
Ngoài ra, để được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN