Trang chủ Tin tức Nhìn lại chặng đường gần 10 năm của hóa đơn điện tử tại Việt Nam

Nhìn lại chặng đường gần 10 năm của hóa đơn điện tử tại Việt Nam

Bởi: Einvoice.vn - 15/07/2019 Lượt xem: 5129 Cỡ chữ

Trải qua gần 10 năm, hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điều mà cơ quan thuế cần làm để hướng tới việc phủ sóng 100% HĐĐT tại các doanh nghiệp (DN).

1. Những cột mốc đáng nhớ về hóa đơn điện tử

Nằm trong chủ trương số hóa quốc gia, đẩy mạnh đưa khoa học công nghệ vào khối hành chính công và các hoạt động sản xuất kinh doanh, HĐĐT đã được nhắc đến từ lâu, nhưng phải đến năm 2010, khi Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được ban hành thì HĐĐT mới thực sự được chú ý. 
Tiếp theo đó, năm 2011, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Cùng với Nghị định 51/2010/NĐ-CP, đây là hai cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan Thuế tổ chức mô hình sử dụng HĐĐT. Cũng trong năm này, Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế đã đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin và lựa chọn đơn vị cung cấp giải pháp phần mềm uy tín thực hiện thí điểm HĐĐ
Năm 2016, việc triển khai thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử và hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan Thuế tiếp tục được mở rộng từ tiền đề và cơ sở là các quy định pháp lý do ngành Thuế xây dựng như: Thông tư hướng dẫn về HĐĐT, HĐĐT có mã số xác thực với đầy đủ các nguyên tắc triển khai, nguyên tắc phân loại đối tượng sử dụng HĐĐT; chia sẻ, kết nối thông tin về hóa đơn với cơ quan Thuế...
Năm 2018 đánh dấu bước tiến quan trọng đối với sự phát triển và phổ biến của HĐĐT với việc Nghị định 119/2018/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp lý về HĐĐT, làm rõ phạm vi áp dụng, đối tượng áp dụng và phân loại HĐĐT…Đặc biệt, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định cụ thể thời hạn 24 tháng (1/11/2018-1/11/2020) để chuyển đổi toàn bộ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh trên toàn quốc sớm tìm hiểu và triển khai hóa đơn điện tử.

2. Hóa đơn điện tử đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận

Số lượng DN sử dụng hóa đơn và số hóa đơn sử dụng có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Số lượng DN sử dụng hóa đơn đặt in tăng từ 382.938 DN năm 2012 lên 659.940 DN năm 2017, số lượng DN sử dụng hóa đơn tự in nhìn chung có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012-2015, từ 13.901 DN năm 2012 xuống 11.417 năm 2015 DN, sau đó lại tăng lên 14.503 DN năm 2017. Số lượng DN sử dụng HĐĐT tăng lên nhanh chóng từ 44 DN năm 2012 lên 5.245 DN năm 2017. Số lượng HĐĐT tăng từ 158.141 hóa đơn năm 2012 lên 601 triệu hóa đơn năm 2017, đây là con số ấn tượng cho thấy, việc sử dụng HĐĐT đã được thúc đẩy và phát triển.
 

Số lượng hóa đơn điện tử theo tổng cục thuế

 
Tỷ trọng HĐĐT trong tổng số hóa đơn được sử dụng trong giai đoạn 2012 – 2017 tăng dần qua các năm, từ 0,003% năm 2012 lên 12,97% năm 2017. Số lượng DN sử dụng HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế và số lượng HĐĐT có mã xác thực sử dụng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong thời gian đầu thực hiện thí điểm HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế tại 2 TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, số lượng DN sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế tăng lên (Hà Nội: tăng từ 67 DN năm 2015 lên 102 DN năm 2017; TP. Hồ Chí Minh: tăng từ 100 DN năm 2015 lên 116 DN năm 2017) và số lượng HĐĐT đã được cấp mã xác thực cũng tăng lên nhanh chóng.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

3. Cơ quan thuế vẫn còn nhiều việc cần phải làm

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực trong những năm vừa qua nhưng để hoàn thành mục tiêu phủ sóng 100% hóa đơn điện tử vào 1/11/2020, còn rất nhiều việc phải làm và đòi hỏi sự phối hợp tích cực của cơ quan thuế, khối doanh nghiệp và cả các đơn vị cung ứng phần mềm hóa đơn điện tử.
Hiện tại, nhiều cơ quan thuế địa phương đã phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử tổ chức các buổi hội nghị tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn người nộp thuế sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử. Tại Ninh Bình, nhiều buổi hội nghị tuyên truyền vận động đã được tổ chức thành công, thu hút sự tham gia của hơn 3000 lượt DN trên địa bàn. Hay tại Hà Nội, các đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử như Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn được sự cho phép của Cục Thuế Hà Nội đã tổ chức tập huấn đào tạo, tư vấn nghiệp vụ về hóa đơn điện tử và sẵn sàng cho doanh nghiệp dùng thử, làm quen với thao tác phần mềm hóa đơn điện tử.
Song song với tuyên truyền vận động, nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hóa đơn điện tử đã được ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai hóa đơn điện tử như giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế miễn phí.
Trong thời gian tới, cơ quan thuế sẽ cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền về hành lang pháp lý của việc sử dụng hóa đơn điện tử để các DN hiểu rõ được những lợi ích của việc sử dụng HĐĐT và triển khai thực hiện sớm loại hình dịch vụ này.
 

Thái Sơn tự tin là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử uy tín và đã được Tổng cục Thuế thẩm định.

Thái Sơn tự tin là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử. 

Đã có kinh nghiệm triển khai hóa đơn điện tử cho hàng nghìn doanh nghiệp, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn là đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử uy tín hàng đầu về giải pháp hóa đơn điện tử. Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức từ hướng dẫn, giải đáp các quy định, tư vấn, xây dựng giải pháp hóa đơn điện tử đến xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng. 
Kết hợp với 7 trung tâm hỗ trợ khách hàng trên toàn quốc với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp 24/7. Thái Sơn và phần mềm hóa đơn điện tử E-Invoice đã thành công trong việc chinh phục nhiều thương hiệu hàng đầu sử dụng như: Coca-Cola, Samsung, Lotte, KFC, Circle K, Grab, Golden Gate…
Nếu có Quý khách muốn tìm hiểu thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-Invoice, vui lòng liên hệ:

Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn