05 lưu ý quan trọng khi quyết toán thuế doanh nghiệp thương mại
Quyết toán thuế là một trong những nghiệp vụ quan trọng mà kế toán của mọi doanh nghiệp đều sẽ phải thực hiện hàng năm. Dưới đây là 05 lưu ý quan trọng, kế toán không thể bỏ qua khi quyết toán thuế doanh nghiệp thương mại.
Những lưu ý quan trọng khi DN thương mại quyết toán thuế.
1. Lưu ý về thuế GTGT của DN
Thuế GTGT là một trong những điều quan trọng đầu tiên mà mọi kế toán đều cần phải lưu ý khi quyết toán thuế doanh nghiệp thương mại.
Theo đó, nhằm đảm bảo cho việc quyết toán thuế được thực hiện nhanh chóng, chính xác, tránh được tình trạng sai sót có thể xảy ra, các kế toán cần phải kiểm tra thật kỹ các chứng từ, sổ sách có liên quan tới thuế GTGT của doanh nghiệp.
Hàng kỳ, các kế toán cần kiểm tra xem các tờ khai đã được nộp đúng hạn hay chưa; nên liệt kê các tờ khai ra riêng một bảng excel để tiện cho việc theo dõi, kiểm tra thông tin sau này.
Hàng tháng, kế toán doanh nghiệp thương mại nên kiểm tra các lại các tờ khai trong tháng, đối chiếu hóa đơn GTGT xem việc kê khai có đầy đủ hay không, hóa đơn có bị mất hay thất lạc hay không và nếu mất thì nguyên nhân do đâu.
Việc kiểm tra, đối chiếu định kỳ này sẽ giúp kế toán kiểm soát tốt tình hình hóa đơn của doanh nghiệp; sớm đưa ra phương án giải quyết tốt nhất nếu có vấn đề về hóa đơn phát sinh; hạn chế tối đa rủi ro hóa đơn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong quá trình làm sổ sách, để thông tin hóa đơn được minh bạch, rõ ràng, hạn chế sai sót, hàng tháng kế toán doanh nghiệp cũng cần lưu ý thực hiện các điều sau:
- Kết xuất tờ khai thuế hàng kỳ, gồm hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào, ra một file excel để tiện theo dõi.
- Lọc những hóa đơn có giá trị lớn hơn 20 triệu đồng để kiểm tra xem có chuyển khoản bằng ủy nhiệm chi thanh toán hay không. Trường hợp nếu quá 31/12 chưa thanh toán thì phải có hợp đồng trả chậm.
- Kiểm tra lại toàn bộ ủy nhiệm chi. Trường hợp mất hay thất lạc hóa đơn thì phải liên hệ ngay với ngân hàng để làm công văn sao y trích lục xin lại.
- Sắp xếp lại các ủy nhiệm chi rồi photo để kẹp vào các hóa đơn có giá trị lớn hơn 20 triệu đồng.
- Phân loại tất cả các hóa đơn kê khai nhưng bị lỗi rồi photo và tiến hành lập bảng kê riêng. Lưu ý rằng, với các hóa đơn bị mất bản gốc, chỉ còn bản photo thì kế toán cần chuẩn bị kèm theo đó các công văn báo mất đã gửi tới cơ quan thuế, hoặc các thông báo mất HTKK đã nộp cho cơ quan thuế.
- Liệt kê danh sách các hóa đơn đã hủy và kê khai báo cáo sử dụng hóa đơn trong mục chỉ tiêu số 15. Lưu ý rằng, với các hóa đơn đầu ra đã hủy, kế toán cần photo kèm theo biên bản hủy để lưu lại riêng.
Thông thường, các nhân viên thuế sẽ yêu cầu một bản excel tổng hợp báo cáo thuế từ tháng 1 - tháng 12 của năm. Do đó, kế toán các doanh nghiệp nên chủ động lập sẵn file này để nộp nếu được yêu cầu.
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn kê khai thuế GTGT.
2. Kiểm tra hợp đồng mua vào - bán ra của DN
Thường xuyên kiểm tra định kỳ các hợp đồng mua vào, bán ra của DN là việc làm cần thiết, giúp việc quyết toán thuế DN sau này được đơn giản, dễ dàng hơn.
Kế toán cần kiểm tra hợp đồng mua vào - bán ra của DN.
Thông thường, kế toán ngoài lập một bảng excel để tổng hợp lại toàn bộ hợp đồng kinh tế mua vào - bán ra của DN thì còn cần kiểm tra lại trình trạng hợp đồng đã thanh lý còn dang dở và kiểm tra giá trị hợp đồng, ngày bắt đầu và kết thúc thanh lý hợp đồng đã chính xác hay chưa.
3. Đối chiếu doanh thu, hóa đơn DN
Để đối chiếu doanh thu, kế toán phải kiểm tra TK 511 nhằm cân đối phát sinh, xem lại kết quả kinh doanh và xem lại bảng kê PL01-1/GTGT về hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra.
Trường hợp ngày trên phiếu xuất kho và ngày xuất hóa đơn khác nhau thì kế toán cần điều chỉnh lại cho trùng khớp, theo ngày xuất hóa đơn.
Lưu ý rằng, các hóa đơn hủy phải được kê khai đúng vào mục 15 trên báo cáo sử dụng hóa đơn và nên lập bảng kê riêng với toàn bộ hóa đơn đã xóa bỏ.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.
4. Lưu ý về giá vốn bán hàng
Đối với giá vốn bán hàng, kế toán cần lưu ý kiểm tra lại xem hàng bán có xuất hóa đơn đúng thời hạn hay không; mặt hàng có tồn kho hay không; hàng có được giao đúng ngày xuất kho hay không.
Với những trường hợp hàng hóa còn tồn kho thì phải áp dụng theo phương pháp tính giá tồn kho đúng theo quy định pháp luật hiện hành.
5. Lưu ý về hàng tồn kho của DN
Cuối cùng, để việc quyết toán thuế doanh nghiệp thương mại được tiến hành nhanh chóng, chính xác, kế toán doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý tới vấn đề hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Kế toán cần lưu ý về hàng tồn kho của DN.
Hàng tồn kho trong sổ sách phải đảm bảo khớp với thực tế. Trường hợp không khớp thì phải truy thu thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp ấn định, dựa trên việc kiểm tra:
- Tình trạng âm kho thực tế.
- Các phiếu nhập xuất, thẻ kho, bảng tổng hợp nhập xuất tồn chi tiết các mặt hàng.
Trước khi thanh kiểm tra có thể tìm cách tống lượng hàng tồn hoặc đi mượn để khi họ vào kiểm khớp với sổ sách và thực tế.
Một số trường hợp có thể xuất cho công ty quen biết tạm, sau đợt thanh tra bên công ty bạn lại xuất trả lại cho công ty mình, sau đó là biên bản cấn trừ công nợ 2 bên theo luật thuế GTGT, vừa bảo toàn thuế GTGT vừa bảo toàn thuế TNDN.
Ngoài ra, kế toán DN cũng nên lập một danh sách bảng tổng hợp những mặt hàng bán thấp hợp giá vốn và lập phương án giải trình cho phù hợp, nếu ko có căn cứ văn bản pháp luật nào để trình phù hợp sẽ bị ấn định thuế.
Trên đây là 05 lưu ý quan trọng khi quyết toán thuế doanh nghiệp thương mại. Mọi thắc mắc hoặc muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/