Trang chủ Tin tức Thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu hay lợi nhuận?

Thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu hay lợi nhuận?

Bởi: Einvoice.vn - 08/08/2022 Lượt xem: 38964 Cỡ chữ

Thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu hay lợi nhuận? Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế quan trọng, là khoản thu lớn của Nhà nước và trực tiếp phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được cách tính loại thuế này. Vậy căn cứ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Căn cứ tính thuế TNDN.

Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một khoản đóng mang tính chất bắt buộc do Nhà nước ban hành thông qua pháp luật. Đây là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
Theo Khoản 1, Điều 2, Luật Thuế TNDN năm 2008, được hướng dẫn tại Điều 2, Nghị định 218/2013/NĐ-CP, đối tượng chịu thuế TNDN:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài nhưng có cơ sở thường trú hoặc không thường trú tại Việt Nam.
  • Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã.
  • Các đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khái niệm thuế TNDN.

2. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất TNDN

Như vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp được tính căn cứ dựa trên thu nhập tính thuế và thuế suất.

2.1. Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế được tính theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định).

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác.

2.2. Thuế suất thuế TNDN

Theo Điều 10, Điều 13 và Điều 14, Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2013 và Điều 10, Nghị định 218/2013/NĐ-CP thì mức thuế suất đang áp dụng là 20%, đối với doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Mục 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12.
Ngoài ra, một số trường hợp khác áp dụng mức thuế suất cao hơn như hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm tại Việt Nam,... sẽ áp dụng mức thuế cao hơn.

Công thức tính thuế TNDN được quy định thế nào?

Công thức tính thuế TNDN.

2.3. Doanh thu tính thuế

Căn cứ theo Điều 5, Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.
Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Doanh thu tính thuế TNDN là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.
Nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp: Doanh thu tính thuế TNDN là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.
Trường hợp khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm:

  • Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
  • Nếu doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế thì số thuế được ưu đãi sẽ căn cứ theo tổng số thuế TNDN phải nộp của số năm thu tiền trước chia cho số năm thu tiền trước.

2.4. Các khoản được trừ và không được trừ khi tính thuế thu nhập

Theo Luật thuế TNDN năm 2008 và Nghị định 15/2022/NĐ-CP, các khoản thu nhập được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN bao gồm:
Các khoản chi được trừ:

  • Khoản chi thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ theo từng lần giá trị tối thiểu 20 triệu đồng (đã gồm thuế GTGT) và khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt.

Các khoản chi không được trừ:

  • Các khoản không đáp ứng đủ điều kiện được trừ nêu trên, trừ phần chi phí tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng không được bồi thường.
  • Tiền phạt do vi phạm hành chính.
  • Khoản được bù đắp bằng kinh phí khác.
  • Chi phí vượt mức quy định pháp luật về trích lập dự phòng,...

Các khoản chi không được trừ được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 9, Luật thuế TNDN năm 2008.

3. Thuế TNDN năm 2022: Gia hạn thời hạn nộp thuế TNDN

Ngày 28/5/2022, Chính Phủ ban hành Nghị định 34/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2022.

Gia hạn nộp thuế TNDN.

Năm 2022, doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế TNDN.

Trong đó, Chính Phủ quy định Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế TNDN tạm nộp của quý I, quý II kỳ tính thuế TNDN năm 2022 của doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Thời gian gia hạn được quy định tại
Nghị định 34/2022/NĐ-CP là 03 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế TNDN theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Như vậy, theo quy định trên đây, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tính căn cứ trên thu nhập tính thuế và thuế suất TNDN. Doanh nghiệp cần lưu ý các quy định về mức thuế suất TNDN năm 2022, doanh thu tính thuế, các khoản được trừ và không được trừ,... để xác định đúng số thuế TNDN.

Ngoài ra, để được tư vấn thông tin về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN