Trang chủ Tin tức Doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính ở đâu và vì sao phải nộp?

Doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính ở đâu và vì sao phải nộp?

Bởi: Einvoice.vn - 21/07/2022 Lượt xem: 7813 Cỡ chữ

   Việc lập và nộp báo cáo tài chính là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy thuộc loại hình doanh nghiệp mà cơ quan phụ trách tiếp nhận báo cáo tài chính cũng khác nhau. Bài viết sau đây sẽ giúp kế toán doanh nghiệp giải đáp câu hỏi “Doanh nghiệp mình phải nộp báo cáo tài chính ở đâu?”

1.Tại sao phải nộp báo cáo tài chính?

Là loại báo cáo phản ánh tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp một cách trung thực, khách quan, báo cáo tài chính giúp cơ quan nhà nước có được cái nhìn tổng quan nhất về tình hình hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một chu kỳ nhất định. 


nộp báo cáo tài chính 1

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tình hình tài chính của DN

Cùng với đó, báo cáo tài chính còn giúp các cơ quan chức năng kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

Dựa trên số liệu được cung cấp trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp và các nhà đầu tư có thể phát hiện tiềm năng, dự đoán xu hướng hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp để đưa ra định hướng và quyết định đúng đắn.

Tựu trung lại, báo cáo tài chính nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng bởi nó đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và các nhà đầu tư trong việc đưa ra các định hướng mang tính chất quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.   

Những thông tin cơ bản thể hiện trong Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp sẽ gồm: 

  • Tài sản;
  • Nợ phải trả;
  • Vốn chủ sở hữu;
  • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
  • Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
  • Các luồng tiền.

Bên cạnh đó, để giải trình chi tiết về các chỉ tiêu nêu trên, doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính”.

2. Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Về thời hạn nộp báo cáo tài chính, kế toán viên cần căn cứ theo loại hình doanh nghiệp trực thuộc nhà nước hoặc doanh nghiệp khối tư nhân để áp dụng.

báo cáo tài chính

 

Thời hạn nộp báo cáo tài chính

Cụ thể, Điều 109, TT 200 có quy định cụ thể như sau:  

2.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:

  • Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;
  • Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:

  • Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
  • Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

2.2. Đối với các loại doanh nghiệp khác

- Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;

- Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

Trong trường hợp chậm nộp báo cáo tài chính so với thời gian quy định nêu trên, các doanh nghiệp có thể bị xử phạt.

3. Nộp báo cáo tài chính ở đâu?

Về cơ quan tiếp nhận báo cáo tài chính, doanh nghiệp cũng cần căn cứ theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC và áp dụng theo. Cụ thể:

nộp báo cáo tài chính 3

 

Doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính ở đâu?

3.1. Doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp Nhà nước cần lập báo cáo tài chính theo Quý, Năm. Nơi tiếp nhận báo cáo sẽ là những cơ quan sau:

  • Cơ quan tài chính
  • Cơ quan thuế
  • Cơ quan thống kê
  • Doanh nghiệp cấp trên
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh.

3.2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có kỳ lập báo cáo theo Năm và phải nộp cho những cơ quan dưới đây:

  • Cơ quan tài chính
  • Cơ quan thuế
  • Cơ quan thống kê
  • Doanh nghiệp cấp trên
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Cơ quan tài chính mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải nộp Báo cáo tài chính là Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.

3.3. Các loại doanh nghiệp khác

Đối với các loại hình doanh nghiệp khác, kế toán viên cần lập và nộp báo cáo tài chính cho những cơ quan: 

  • Cơ quan thuế
  • Cơ quan thống kê
  • Doanh nghiệp cấp trên
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Như vậy, theo quy định tại Điều 110, thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, nơi nhận Báo cáo tài chính với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể có thể tóm lược qua bảng sau:

CÁC LOẠI DOANH NGHIỆP

(4)

Kỳ lập

báo

cáo

Nơi nhận báo cáo

Cơ quan tài chính (1)

Cơ quan Thuế

(2)

Cơ quan Thống kê

DN

cấp trên

(3)

Cơ quan đăng ký kinh doanh

1. Doanh nghiệp Nhà nước

Quý, Năm

x

 

x

x

x

x

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Năm

x

x

x

x

x

3. Các loại doanh nghiệp khác

Năm

 

x

x

x

x