Thủ tục xuất khẩu: hướng dẫn chi tiết cho doanh nghiệp
Nắm rõ thủ tục xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi thông quan, đảm bảo thời gian xuất hàng hóa cho khách hàng. Bên cạnh đó tránh việc hàng hóa bị lưu kho bãi hay phạt hợp đồng do cung cấp chậm so với thỏa thuận.
Thủ tục xuất khẩu hàng hóa.
1. Xuất khẩu là gì?
Xuất khẩu theo quy định tại Khoản 1, Điều 28, Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Xuất khẩu hiểu đơn giản là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, hoạt động bán hàng này là hoạt động theo hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài. Hoạt động xuất khẩu nhằm mục tiêu thu lợi nhuận, thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa phát triển, theo đó tạo nguồn thu nhập ổn định, nâng cao mức sống của nhân dân.
Hoạt động xuất khẩu dễ đem lại hiệu quả kinh doanh vượt bậc theo đó được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp quan tâm và muốn tham gia. Hoạt động xuất khẩu cần tuân thủ các quy định chung như:
- Luật Thương mại 2005
- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
- Luật Hải quan 2014
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
- Nghị định 21/2022/NĐ-CP ngày 10/3/2022
- Nghị định 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021
…
Trong bối cảnh sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam đang từng bước nắm bắt cơ hội để có thể gia tăng nguồn thu nhập, từ đó đẩy mạnh sản xuất hướng tới sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội.
>> Tham khảo: Quy định về hoàn thuế VAT xuất khẩu.
2. Thủ tục xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp (ủy thác), gia công hàng xuất khẩu. Thủ tục xuất khẩu đối với hàng hóa sẽ căn cứ theo hình thức xuất khẩu và các loại hoàng hóa xuất khẩu.
Ký hợp đồng trước khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa.
2.1. Chuẩn bị gì trước khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa
Để có thể xuất khẩu hàng hóa thuận lợi doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt các yếu tố sau:
(1) Ký kết hợp đồng: Doanh nghiệp cần phải thực hiện đàm phán ký kết hợp đồng với các điều khoản rõ ràng về thời gian xuất khẩu, điều kiện thanh toán, phương thức vận chuyển, rủi ro có thể gặp phải… nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên.
(2) Xin giấy phép xuất khẩu (nếu cần): Đối với một số mặt hàng nhất định cần phải xin giấy phép xuất khẩu do đó doanh nghiệp cần tìm hiểu mặt hàng cần xuất khẩu có thuộc danh mục hàng hóa cần giấy phép hay không, nếu có cần xin giấy phép xuất khẩu.
(3) Làm hồ sơ: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ theo quy định và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
(4) Chuẩn bị hàng hóa: Kiểm tra chất lượng, kiểm tra đóng gói và nhãn mác của hàng hóa.
(5) Thuê phương tiện vận tải: Liên hệ với hãng tàu để đặt chỗ và đặt container và thỏa thuận các điều kiện giao nhận hàng đối với bên vận chuyển.
>> Tham khảo: Mẫu hóa đơn điện tử xuất khẩu là mẫu hóa đơn nào?
2.2. Năm bước làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa trực tiếp
Đối với các đơn vị, doanh nghiệp khác nhau có thể có các bước làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa khác nhau. Dưới đây là chi tiết 5 bước làm thủ tục xuất khẩu trực tiếp mà doanh nghiệp có thể tham khảo:
Bước 1: Kiểm tra chính sách về hàng hóa, thuế
Bước 2: Chuẩn bị chứng từ có liên quan đến lô hàng
Bước 3: Tiến hành khai báo trên tờ khai hải quan
Bước 4: Tiến hành làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa
Bước 5: Thông quan và thanh lý tờ khai
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
5 bước làm thủ tục xuất khẩu.
3. Lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa
Thủ tục xuất khẩu là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều bước, từ việc chuẩn bị hàng hóa, làm thủ tục hải quan đến vận chuyển hàng hóa đến nước nhập khẩu. Dưới đây là một vài lưu ý để giúp doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa thuận lợi:
- Xin giấy phép xuất – nhập khẩu hàng hóa (nếu cần).
- Xác định hàng hóa có thuộc danh mục ưu tiên không theo đó chuẩn bị giấy tờ để đảm bảo xuất hàng hóa nhanh chóng.
- Kiểm tra chất lượng hàng hóa và giao/ nhận hàng xuất khẩu.
- Sử dụng phần mềm khai hải quan điện tử để có thể làm thủ tục hải quan nhanh chóng, thuận tiện.
Trong quá trình làm thủ tục hải quan và xuất hàng hóa sang nước ngoài tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bên cạnh các lưu ý nêu trên doanh nghiệp cần mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu có) để phòng ngừa rủi ro. Việc mua bảo hiểm cũng là một trong những yếu tố đẩy nhanh thủ tục hải quan tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu.
>> Tham khảo: Hướng dẫn viết hóa đơn đầu ra xuất khẩu và cách kê khai thuế GTGT.
Trên đây là chia sẻ về thủ tục xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng cho hoạt động kinh doanh của mình. Doanh nghiệp mới tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nên tham khảo và nhờ cố vấn, hỗ trợ từ các chuyên gia có kinh nghiệm để đảm bảo hàng hóa thông quan thuận lợi.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.