Trang chủ Tin tức Quy định xử lý vi phạm xuất hóa đơn khống

Quy định xử lý vi phạm xuất hóa đơn khống

Bởi: Einvoice.vn - 28/12/2020 Lượt xem: 21061 Cỡ chữ

Hóa đơn khống là gì? Xuất hóa đơn khống là vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử phạt ra sao? Giải pháp xóa bỏ nạn xuất khống hóa đơn hiệu quả? Xem ngày bài viết dưới đây để có lời giải đáp chi tiết nhất.

Quy định xử phạt xuất hóa đơn khống

Hóa đơn khống là gì?

1. Hóa đơn khống là gì?

Hiện nay, nhiều người dùng quan tâm hóa đơn xuất không là gì? Các hóa đơn xuất khống thì có vi phạm pháp luật hay không?
Thực tế, hóa đơn xuất khống được hiểu là hóa đơn được lập nhưng nội dung không có thực một phần hoặc toàn bộ. Điều này đã được quy định tại Khoản 9, Điều 3 của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP.
Tại khoản 10, Điều 3 của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Chính Phủ cũng khẳng định việc lập hóa đơn khống chính là hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Do đó, nếu các đơn vị kinh doanh dù vô tình hay cố ý khai khống hóa đơn sẽ bị mặc định là vi phạm pháp luật và phải chịu xử phạt theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
>> Tham khảo: Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC về thuế.

2. Quy định xử phạt khi DN xuất hóa đơn khống

Như vậy, hóa đơn xuất khống chính là hóa đơn bất hợp pháp, việc sử dụng hóa đơn xuất khống sẽ bị quy vào sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Xử phạt doanh nghiệp xuất hóa đơn khống

Quy định xử phạt khi DN xuất khống hóa đơn.

Tùy từng trường hợp, mức độ vi phạm, các cá nhân, đơn vị kinh doanh sẽ phải chịu xử phạt mua bán hóa đơn khống theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

2.1. Trường hợp sử dụng hóa đơn khống không nhằm mục trốn thuế, gian lận thuế

Căn cứ vào Khoản 5, Điều 11, Thông tư số 10/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, bất hợp pháp hóa đơn và các trường hợp cụ thể xác định là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hay sử dụng bất hợp pháp hóa đơn không nhằm mục đích trốn thuế, gian lận thuế, theo đúng quy định pháp luật hiện hành, thì đơn vị kinh doanh sẽ phải chịu phạt từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Lưu ý rằng, mức phạt này không áp dụng đối với hành vi:
- Không lập đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn.
- Không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi đưa vào sử dụng.

2.2. Trường hợp sử dụng hóa đơn khống nhằm mục đích trốn thuế, gian lận thuế

- Xử phạt DN trốn thuế, gian lận thuế dưới 100 triệu đồng

Đối với các DN trốn thuế, gian lận thuế dưới 100 triệu đồng thì sẽ bị xử phạt theo số lần tính trên tiền thuế đã trốn/gian lận theo đúng quy định tại Thông tư số 166/2013/TT-BTC .
Tại Điều 13, Thông tư số 166/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định mức phạt với trường hợp này như sau:
- Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế đã trốn/gian lận với các doanh nghiệp vi phạm lần đầu. Trừ trường hợp xử phạt đối với các hành vi khai sai dẫn tới thiếu thuế tại Khoản 1, Điều 12 của Thông tư này.
- Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế đã trốn/gian lận khi có một trong những hành vi trốn/gian lận thuế tại Khoản 1, Điều 13 của Thông tư này. Áp dụng với các trường hợp: vi phạm lần đầu có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn/gian lận đối với DN có hành vi trốn/gian lận thuế theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 của Thông tư này. Áp dụng với các trường hợp: vi phạm lần thứ hai có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn/gian lận đối với DN có hành vi trốn/gian lận thuế theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 của Thông tư này. Áp dụng với các trường hợp: vi phạm lần thứ hai nhưng chỉ có 01 tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba không có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền 3 lần tính trên số thuế trốn/gian lận đối với DN có hành vi trốn/gian lận thuế theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 của Thông tư này. Áp dụng với các trường hợp: vi phạm lần thứ hai từ 2 tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc lần thứ tư trở đi.
Ngoài ra, đối với tất cả các trường hợp vi phạm và bị xử phạt trên thì sẽ bắt buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước.
Số tiền thuế trốn, gian lận theo quy định tại Điều này là số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh tra.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử.

- Xử phạt DN trốn thuế, gian lận thuế trên 100 triệu đồng

Căn cứ vào Điều 200, Mục 2 của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, ban hành ngày 27/11/2015, các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế từ 100 triệu đồng trở lên thì đơn vị kinh doanh đó sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi này của mình. Cụ thể:
+ Phạt tiền từ 100 - 500 triệu hoặc phạt tù 3 tháng - 2 năm đối với các cá nhân thực hiện một trong những hành vi trốn thuế được quy định bởi pháp luật, với số tiền từ 100 - 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án tội này hoặc các tội trong quy định tại các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
+ Phạt tiền từ 500 triệu - 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 - 3 năm tù đối với các trường hợp phạm tội trốn thuế quy định tại Khoản 2, Điều 200, Mục 2 của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13.
+ Phạt tiền từ 1,5 - 4,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2-7 năm đối với trường hợp phạm tội trốn thuế từ 1 tỷ đồng trở lên.
Ngoài ra, cũng theo Điều 200, Mục 2 của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, Quốc Hội khẳng định người phạm tội có thể bị phạt từ 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, cấm làm công việc nhất định từ 1-5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đối với các pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế sẽ bị xử phạt theo đúng Khoản 5, Điều 2, Mục 2 của Bộ luật hình sự này.

Giải pháp hóa đơn điện tử

E-invoice - Giải pháp ngăn nạn xuất khống hóa đơn hiệu quả.

Hiện nay, để tránh tình trạng gian lận thương mại xuất hóa đơn khống có thể xảy ra, một trong những giải pháp hiệu quả, các đơn vị kinh doanh nên ưu tiên sử dụng chính là: Hóa đơn điện tử.
Bởi, việc chuyển đổi sử dụng các giải pháp hóa đơn điện tử như E-invoice không những giúp ngành thuế có thể quản lý được hoạt động phát hành hóa đơn của người nộp thuế mà còn hỗ trợ tích cực cho các công tác đối chiếu, xác minh hóa đơn, nhanh chóng phát hiện và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm sử dụng hóa đơn bất hợp pháp có thể xảy ra.
Trên đây, bài viết đã gửi tới bạn và doanh nghiệp quy định xử lý vi phạm xuất hóa đơn khống một cách chi tiết nhất. Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Trụ sở chính: Số 15 Đặng Thùy Trâm - Cầu Giấy - Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 - 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/