Kế toán thuế đối với công ty xây dựng cần làm những công việc gì?
Kế toán thuế đối với công ty xây dựng có vai trò và nắm giữ nhiều công việc quan trọng đối với doanh nghiệp xây dựng. Đây là ngành nghề có nhiều đặc thù riêng biệt nên vị trí kế toán cũng có nhiều điểm khác biệt. Vậy kế toán thuế cho công ty xây dựng cần lưu ý những vấn đề gì?
Lưu ý khi làm kế toán thuế công ty xây dựng.
1. Kế toán thuế đối với công ty xây dựng là gì?
Kế toán xây dựng là vị trí đảm nhiệm các công việc bao gồm bóc tách toàn bộ chi phí để hạch toán dựa trên giá trị dự toán của dự án do đơn vị trúng thầu. Việc bóc tách này nhằm giúp đơn vị nắm được những chi phí trong dự toán và từ đó kế toán dễ dàng hạch toán chính xác.
Như vậy, dựa vào khái niệm trên, kế toán thuế công ty xây dựng ngoài công việc trên còn phụ trách các vấn đề về thuế, khai báo thuế trong doanh nghiệp xây dựng. Thực hiện nghĩa vụ thuế là trách nhiệm của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xây dựng nói riêng.
Kế toán thuế trong công ty xây dựng sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp xây dựng và Nhà nước. Nhờ vị trí này, nhà nước sẽ quản lý các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dễ dàng hơn.
2. Đặc trưng của kế toán thuế xây dựng
Ngành xây dựng có nhiều điểm đặc thù vì vậy đối với kế toán thuế xây dựng cũng sẽ có một số đặc điểm khác biệt mà kế toán cần lưu ý như sau:
- Tính giá thành: Đối tượng tính giá thành theo công trình chỉ phát sinh một lần và không có sự lặp lại như các hàng hóa, dịch vụ thuộc các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác.
Lưu ý: Giá thành của một công trình thông thường sẽ phân chia theo hạng mục, gói thầu, công trình nhỏ nên việc tính giá thành cũng sẽ tính theo từng đơn vị đã phân chia (công trình con) sau đó tổng hợp lại thành giá thành của công trình mẹ.
- Thời gian theo dõi: Công trình thường kéo dài khá lâu nên thời gian theo dõi có thể lên đến một hoặc nhiều năm.
- Đối tượng tập hợp chi phí: Chi phí sẽ được tập hợp theo công trình.
- Hóa đơn, chứng từ sẽ phải được tập hợp về trước ngày công trình nghiệm thu.
- Khi đã hoàn thành công trình thì phải nghiệm thu, kế toán phải xuất hóa đơn ngay kể cả trường hợp khách hàng chưa thanh toán.
3. Công việc của kế toán thuế công ty xây dựng
Công việc của kế toán thuế đối với công ty xây dựng sẽ bao gồm những đầu việc cơ bản của một kế toán thuế:
Kế toán thuế công ty xây dựng đảm nhận nhiều công việc quan trọng.
Ngoài ra, riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, kế toán thuế cần lưu ý các công việc sau:
3.1. Tính thuế và nộp thuế cho doanh nghiệp xây dựng
Doanh nghiệp xây dựng phải nộp những loại thuế nào? Các loại thuế cần nộp sẽ bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng.
Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Căn cứ theo Khoản 6, Điều 1, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013, mức thuế suất áp dụng đối với doanh nghiệp là 20%. Một số trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 17, Nghị định 218/NĐ-CP sẽ được giảm thuế.
Thuế thu nhập cá nhân:
Công thức tính thuế TNCN được hướng dẫn tại Thông tư 92/2015/TT-BTC:
Số thuế phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế suất TNCN.
Trong đó, thuế suất đối với cá nhân cư trú khi xây dựng được quy định tại Khoản 4, Điều 2, Luật thuế sửa đổi năm 2014:
“3. Thuế suất.
b) Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%.
c) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%;”
Theo Điểm c, Khoản 2, Điều 17, Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế suất đối với cá nhân không cư trú khi xây dựng là 2%.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Các loại thuế công ty xây dựng phải nộp.
3.2. Thuế GTGT
Công thức tính thuế GTGT:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế x Tỷ lệ thuế GTGT.
Tại Điểm g, Khoản 1, Luật Thuế GTGT có quy định:
Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị;
Tỷ lệ tính thuế GTGT được quy định tại Khoản 5, Điều 1, Luật Thuế GTGT sửa đổi năm 2013, trong đó:
- Dịch vụ, xây dựng không bao gồm thầu nguyên vật liệu: 5%.
- Sản xuất, vận tải dịch vụ có gắn hàng hóa, xây dựng bao gồm cả thầu nguyên vật liệu: 3%.
4. Kinh nghiệm đối với kế toán thuế xây dựng
Để thực hiện các công việc trong công ty xây dựng chính xác và suôn sẻ, kế toán thuế cần lưu ý:
- Đọc và phân tích kỹ lưỡng hợp đồng xây dựng.
- Nắm được chi phí của tổng dự án: Chi phí tổng công trình, chi phí theo hạng mục dự toán, phân tích đơn giá, chi phí nhân công,...
- Có thể bóc tách chi phí dự toán: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu phục vụ công trình, chi phí chung.
- Tập hợp đầy đủ các hồ sơ, chứng từ kế toán: Hóa đơn đầu vào từ nguyên liệu, vật tư, bảng dự toán kỹ thuật, biên bản đối chiếu công nợ, đề nghị thanh toán, hóa đơn đầu ra, biên bản thanh lý hợp đồng,...
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.