Trang chủ Tin tức Hóa đơn đầu vào xuất sau hóa đơn đầu ra có được hay không?

Hóa đơn đầu vào xuất sau hóa đơn đầu ra có được hay không?

Bởi: Einvoice.vn - 15/01/2021 Lượt xem: 12209 Cỡ chữ

Doanh nghiệp nhập hàng hóa về để xuất bán cho đối tác, trường hợp chưa nhận được hóa đơn từ bên bán nhưng doanh nghiệp muốn xuất hóa đơn đầu ra cho khách hàng thì có được hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết tới bạn vấn đề hóa đơn đầu vào xuất sau hóa đơn đầu ra này.

Xuất hóa đơn lùi ngày có được không?

Doanh nghiệp không xuất HĐ đầu ra khi chưa có HĐ đầu vào.

1. Hóa đơn đầu vào xuất sau hóa đơn đầu ra là sai quy định

Hiện nay, nhiều trường hợp doanh nghiệp mua vào hàng hóa để xuất bán cho khách hàng có thắc mắc: Khi chưa nhận được hóa đơn từ bên bán, doanh nghiệp thực hiện bán hàng hóa và xuất hóa đơn đầu ra cho người mua thì có được hay không?
Để giải quyết trường hợp này, doanh nghiệp kinh doanh cần phải căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành có liên quan:
- Thông tư số 39/2014/TT-BTC, nội dung hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Thông tư số 10/2014/TT-BTC, nội dung hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn;
Theo đó, tại Điểm a, Khoản 2, Điều 16, Thông tư số 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định thời điểm lập hóa đơn với bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:
- Thời điểm lập và xuất hóa đơn đối với việc bán hàng hóa phải là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho bên mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.
- Thời điểm lập, xuất hóa đơn với việc cung ứng dịch vụ phải là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu tiền. Nếu trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì thời điểm lập, xuất hóa đơn phải là ngày thu tiền.
- Trường hợp giao hàng nhiều lần thì mỗi lần giao hàng đều phải lập, xuất hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa tương ứng với từng lần giao.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên của Bộ Tài chính thì việc doanh nghiệp chưa nhận được hóa đơn từ bên bán khi đã nhận hàng hóa, dịch vụ là bên bán đã vi phạm quy định về thời điểm xuất hóa đơn. Với trường hợp này, bên bán sẽ phải chịu xử phạt về sai phạm này.
Cùng với đó, bên bán cũng cần giải quyết rõ ràng hóa đơn mua hàng với bên bán, sau đó mới tiến hành xuất hóa đơn đầu ra để bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng của mình.
>> Có thể bạn quan tâm: Kê khai hóa đơn đầu vào.

2. Hóa đơn đầu vào xuất lùi ngày có được không?

Cũng liên quan tới vấn đề xuất hóa đơn đầu vào, nhiều người dùng thắc mắc: có thể xuất hóa đơn lùi ngày được hay không?

Không được phép xuất hóa đơn lùi ngày

Xuất hóa đơn lùi ngày là hành vi vi phạm hóa đơn.

Về thắc mắc này, Bộ Tài chính đã có quy định rất rõ về “Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn” tại Khoản 2, Điều 16, Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
Riêng đối với hóa đơn điện tử, Bộ Tài chính cũng đã quy định thời điểm lập, xuất hóa đơn chi tiết tại Điều 4, Thông tư số 68/2019/TT-BTC.
Căn cứ vào 02 văn bản pháp luật trên thì dù là hóa đơn giấy hay hóa đơn điện tử, các đơn vị kinh doanh cũng hoàn toàn không được phép xuất lùi ngày hóa đơn đầu vào. Mọi hành vi tự ý xuất hóa đơn đầu vào lùi ngày đều là vi phạm pháp luật.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử.

3. Quy định xử phạt xuất hóa đơn sai thời điểm

Tại Điều 4, Thông tư số 68/2019/TT-BTC, ban hành ngày 30/09/2019, Bộ Tài chính đã ban hành chi tiết quy định về thời điểm lập, xuất hóa đơn hợp pháp với các doanh nghiệp.

Quy định xử phạt xuất hóa đơn sai thời điểm

Hóa đơn xuất sai thời điểm bị xử phạt theo Nghị định số 125.

Trường hợp các đơn vị nào không tuân thủ quy định thời điểm lập, xuất hóa đơn thì sẽ bị quy vào hành vi sai phạm, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Căn cứ vào Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, mới được ban hành ngày 20/10/2020 và chính có hiệu lực áp dụng 05/12/2020, Chính Phủ đã quy định quy định rõ cách thức xử phạt với hóa đơn lập, xuất sai thời điểm.
Cụ thể, tại Điều 24, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP đã quy định mức xử phạt với các trường hợp lập, xuất hóa đơn sai thời điểm như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với trường hợp lập, xuất hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn tới chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
- Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế (trừ trường hợp quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 24, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP);
- Phạt tiền từ 4 - 8 triệu đồng với trường hợp lập hóa đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ sai thời điểm quy định bởi pháp luật.
Trên đây, bài viết đã giải đáp tới bạn và doanh nghiệp chi tiết vấn đề hóa đơn đầu vào xuất sau hóa đơn đầu ra có được hay không. Mọi thắc mắc hoặc muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/