Trang chủ Tin tức Giải pháp ngăn chặn tình trạng mua bán hoá đơn trái phép

Giải pháp ngăn chặn tình trạng mua bán hoá đơn trái phép

Bởi: Einvoice.vn - 03/01/2018 Lượt xem: 4981 Cỡ chữ

Năm 2017, không ít công ty “ma” được lập ra nhưng không hoạt động mà chỉ nhằm mục đích mua, bán hóa đơn trái phép để thu lợi. Điều này làm gia tăng đơn vị trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Vậy giải pháp ngăn chặn tình trạng mua bán hóa đơn trái phép này là gì?

1. Công khai cá nhân, công ty “ma” thực hiện mua, bán hóa đơn bất hợp pháp

Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP Hà Nội mới đây đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam nhóm đối tượng về hành vi mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT).
Năm 2017, Năm 2017, không ít công ty “ma” được lập ra nhưng không hoạt động mà chỉ nhằm mục đích mua, bán hóa đơn trái phép  để thu lợi. Cụ thể, đầu năm 2017, công an thành phố Hà Nội đã bắt giữ 2 đối tượng là Nguyền Thị Đào (SN 1982 tại Bắc Ninh, thường trú tại khu đô thị Đại Thanh, huyện Thanh Trì) và Nguyễn Thị Đào (SN 1985 tại Bắc Ninh, thường trú tại số 84 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng) về việc mua bán hóa đơn trái phép.
Nguyễn Thị Đào sinh năm 1982 đã thỏa thuận mua lại 17 doanh nghiệp đã thành lập nhưng hoạt động không hiệu quả để từ chị Nguyễn Thị Đào SN 1985 để sử dụng vào việc bán trái phép hóa đơn GTGT thu lời bất chính với giá 50 triệu đồng/công ty. Sau đó, Nguyễn Thị Đào (SN 1982) thuê nhà làm nơi viết hóa đơn, cất giữ các con dấu, hóa đơn và tài liệu liên quan, thuê bốn người thực hiện việc viết hóa đơn và giao cho khách hàng. Với hóa đơn có giá trị thanh toán dưới 20 triệu đồng, đối tượng này bán với giá 200 nghìn đồng/tờ, hóa đơn hơn 20 triệu đồng được bán với giá 0,5% tiền hàng trước thuế ghi trên hóa đơn.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Công khai cá nhân, công ty “ma” thực hiện mua, bán hóa đơn bất hợp pháp

 Công khai cá nhân, công ty “ma” thực hiện mua, bán hóa đơn bất hợp pháp. 

Cũng trong năm 2017, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội Mai Sơn cho biết, cơ quan Thuế và Công an TP Hà Nội đã phối hợp xác minh làm rõ việc mua bán hàng hóa của 52 doanh nghiệp có thông báo bỏ địa chỉ kinh doanh, liên quan đến 522 số hóa đơn, trị giá hơn 80 tỷ đồng, thuế GTGT hơn tám tỷ đồng. Năm 2016, hai cơ quan đã xác minh hóa đơn của 232 vụ liên quan đến 6.224 số hóa đơn, trị giá gần 1.878 tỷ đồng.
Đồng chí Mai Sơn nhận định: “Tính chất các vụ việc gian lận hóa đơn, thuế ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Nhiều đối tượng lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế, chính sách của Nhà nước, thành phố trong việc cấp giấy phép, đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp, nhưng không hoạt động mà chỉ mua, bán hóa đơn nhằm thu lợi bất chính. Đây là hành vi tiếp tay cho trốn thuế và chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Các đối tượng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm hợp thức hóa đầu vào để khấu trừ thuế. Tình trạng gian lận hóa đơn này không chỉ gây thất thu cho ngân sách mà còn khiến công tác quản lý nhà nước về tài chính gặp nhiều khó khăn.
>> Tham khảo: Quy định xử phạt vi phạm về hóa đơn đặt in.

2. Giải pháp ngăn chặn nạn buôn bán hóa đơn trái phép

Bàn về giải pháp phát hiện và ngăn chặn hành vi gian lận hóa đơn và thuế Cục Thuế thành phố đã thành lập Tổ chống hành vi vi phạm hóa đơn và thực hiện quy chế phối hợp của Tổng cục Thuế và Tổng cục Cảnh sát về việc phòng, chống các hành vi tội phạm trong lĩnh vực thuế.

​​​​​​​Giải pháp ngăn chặn tình trạng mua bán hoá đơn trái phé

 Giải pháp ngăn chặn tình trạng mua bán hoá đơn trái phép. 

Bên cạnh việc phối hợp chặt chẽ với Công an TP Hà Nội tăng cường công tác chống thất thu, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi gian lận, trốn thuế; đặc biệt là buôn bán hóa đơn bất hợp pháp, các doanh nghiệp có những biểu hiện như: kinh doanh nhưng không có kho hàng, liên tục thay đổi trụ sở… đều nhận cảnh báo từ Cục Thuế.
​​​​​​​Một giải pháp nữa mà Cục Thuế đã áp dụng thực hiện trong vài năm trở lại đây là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý để tăng tính minh bạch và tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Cục Thuế thành phố đang kiến nghị Bộ Tài chính cho phép triển khai thí điểm hóa đơn điện tử có xác thực trên toàn thành phố để giải quyết tình trạng sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động.
Hoá đơn điện tử là một hình thức hóa đơn hiện đại được thao tác hoàn toàn trên hệ thống điện tử, có kết nối internet. Nhờ những thao tác, thông tin được kê khai chính xác cùng những mã số cụ thể, riêng biệt sẽ giúp các cơ quan quản lý kiểm soát và theo dõi sát sao các doanh nghiệp, ngăn chặn được các hành vi mua bán hóa đơn, trốn thuế Nhà nước.

Giải pháp ngăn chặn tình trạng mua bán hoá đơn trái phé

 Giải pháp ngăn chặn tình trạng mua bán hoá đơn trái phép. 

Được biết từ ngày 15/8/2017, một số hành vi vi phạm về hóa đơn thuế sẽ bị xử lý hình sự theo Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC của Bộ Tư pháp, Bộ công an, Tòa án nhân dân Tối cao. Hơn nữa, sang năm 2018, một số doanh nghiệp bắt buộc phải triển khai hóa đơn điện tử và hóa đơn điện tử có mã xác thực. Đây được xem là những điều luật, những giải pháp tối ưu để ngăn chặn tình trạng mua bán hoá đơn trái phép.
Thực tế, hóa đơn điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, với phần mềm hóa đơn điện tử hỗ trợ, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn có thể tự bảo vệ mình trước những công ty “ảo”, góp phần giảm thiểu nạn mua bán hóa đơn bất hợp pháp.
Xem thêm về phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice của Thái Sơn theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN