Cách làm báo cáo tài chính kế toán cần nắm được
Để trở thành kế toán giỏi cần làm báo cáo tài chính thuần thục. Vậy, cách làm báo cáo tài chính như thế nào để có thể cung cho chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế,... những thông tin hữu ích vừa đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ kế toán với Nhà nước?
Cách làm báo cáo tài chính.
1. Nội dung cơ bản của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng đối với doanh nghiệp, cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp. Thông qua báo cáo tài chính chủ doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định quản trị, đồng thời đáp ứng đáp yêu cầu quản lý của cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Báo cáo tài chính phải bao gồm 6 nội dung cơ bản sau:
- Tài sản;
- Nợ phải trả;
- Vốn chủ sở hữu;
- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
- Các luồng tiền.
2. Cách làm báo cáo tài chính
Cách làm báo cáo tài chính được thực hiện trên nguyên tắc chung nhằm làm rõ các thông tin nội dung cơ bản. Các bước lập báo cáo tài chính chuẩn xác như sau:
Bước 1: Tập hợp, sắp xếp chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là các tài liệu phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính đó như: hóa đơn đầu ra, hóa đơn đầu vào, sổ phụ ngân hàng, sổ quỹ, bảng chấm công, bảng lương, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hồ sơ tài sản, … Các chứng từ kế toán phát sinh hàng ngày và liên tục.
Do đó việc đầu tiên cần làm là thu thập tất cả các loại chứng từ kế toán, sắp xếp lại một cách khoa học. Đồng thời sắp xếp chứng từ theo thứ tự thời gian trong năm tài chính.
Kế toán lưu ý kiểm tra đồng thời tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ trong quá trình sắp xếp và những chứng từ gốc như hóa đơn đầu ra, đầu vào gốc sẽ kẹp cùng chứng từ hạch toán hay sắp xếp theo Danh mục bảng kê thuế.
Bước 2: Hạch toán
Kế toán sau khi thu thập và sắp xếp các chứng từ kế toán, nhiệm vụ của kế toán là ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ đó vào sổ sách kế toán (hạch toán). Việc hạch toán cần đảm bảo chính xác và trung thực, kế toán có thể thể thực hiện trên excel hoặc phần mềm kế toán.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Hạch toán đầy đủ chính xác.
Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice là một trong những phần mềm kế toán giúp tối ưu bước hạch toán. Các hóa đơn chứng từ được lưu trữ đầy đủ kết xuất dữ liệu nhanh chóng.
Bước 3. Chuẩn bị báo cáo tài chính
Bước tiếp theo sau khi hạch toán xong đó là chuẩn bị báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính bao gồm các báo cáo sau:
(1) Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng quát về tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán được lập theo công thức sau:
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu.
Các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán được lập dựa trên số liệu sổ kế toán tổng hợp.
(2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tài chính phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập theo công thức sau:
Doanh thu - Chi phí = Lợi nhuận trước thuế.
Các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập dựa trên số liệu sổ kế toán tổng hợp.
(3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính phản ánh tình hình thu, chi tiền tệ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chia thành 3 loại: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư.
Các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập dựa trên số liệu sổ kế toán tổng hợp.
>> Tham khảo: Cách lập báo cáo tài chính nhà hàng ăn uống.
(4) Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính: là báo cáo giải thích, bổ sung cho các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, được lập theo quy định của pháp luật.
Thông tin trên báo cáo tài chính cần được phản ánh trung thực.
Yêu cầu đối với các thông tin trên báo cáo tài chính:
- Phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thông tin thích hợp để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế.
- Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
- Được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán; So sánh được giữa các doanh nghiệp với nhau.
- Thông tin phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu.
Bước 4. Kiểm tra, chỉnh lý báo cáo tài chính
Sau khi chuẩn bị xong, báo cáo tài chính sẽ được kiểm tra, chỉnh lý lại một lần nữa trước khi nộp cho các cơ quan có thẩm quyền. Việc kiểm tra, chỉnh lý báo cáo tài chính nhằm đảm bảo tính chính xác, trung thực và đầy đủ của báo cáo.
Bước 5. Nộp báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính phải được nộp cho các cơ quan có thẩm quyền chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Thời hạn nộp báo cáo tài chính sẽ được quy định cụ thể tại từng văn bản pháp luật.
Trên đây là cách làm báo cáo tài chính kế toán cần nắm được. Trong trường hợp chưa có kinh nghiệm làm nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để đảm bảo báo cáo tài chính được lập có giá trị thông tin hữu ích và tuân thủ theo quy định của pháp luật về kế toán.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.