Trang chủ Tin tức Tiền mặt và chuyện lạ ở những quốc gia có nền kinh tế điện tử

Tiền mặt và chuyện lạ ở những quốc gia có nền kinh tế điện tử

Bởi: Einvoice.vn - 25/11/2016 Lượt xem: 2118 Cỡ chữ

Ở Việt Nam, thanh toán điện tử vẫn còn mới lạ nhưng tại một số quốc gia phát triển, tiêu tiền mặt lại trở thành chuyện lạ. Theo BBC, một số nơi tiền mặt còn bị cấm sử dụng do việc thanh toán bằng thẻ được ưa chuộng hơn.

1. Hãy dùng thẻ nếu không muốn bị từ chối tiền mặt

Hà Lan là một nước điển hình áp dụng phương pháp thanh toán điện tử. Tại quốc gia này, tiền mặt không được coi trọng. Tại nhiều cửa hàng và siêu thị tại Hà Lan không chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt, do vậy ngày càng ít người đem tiền mặt theo người để giao dịch.
“Khi tôi mua một chiếc bánh sandwich cá ngừ trong chuỗi cửa hàng Vlaams Broodhuys của Hà Lan, thu ngân từ chối nhận tiền mặt. Thậm chí tôi không thể sử dụng đồng euro để trả tiền trong các bãi đỗ xe tại nhiều thành phố", một phụ nữ cho hay.

Thói quen không dùng tiền mặt tại Hà Lan

Quẹt thẻ trở thành thói quen tiêu dùng ở đất nước Hà Lan.

Lý giải về việc tiền mặt không được ưa chuộng tại Hà Lan, Michiel van Doeveren, một cố vấn chính sách cao cấp của Ngân hàng Trung ương Hà Lan (DNB), cho hay: Chi phí dành cho công tác hậu cần để lưu thông tiền mặt như vận chuyển, bảo vệ, kiểm kê và đăng ký khá đắt đỏ trong khi thanh toán điện tử lại dễ dàng hơn. Điều quan trọng là sự gia tăng của nền kinh tế điện tử. Chúng tôi muốn thúc đẩy thanh toán hiệu quả hơn”.

2. Lợi ích lớn từ thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử hay sử dụng hóa đơn điện tử là một trong những lý do thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tại các cửa hàng và siêu thị ở Hà Lan đã vượt qua thanh toán tiền mặt lần đầu tiên trong năm 2015 với cách biệt 0,5%. Một phong trào của liên minh các ngân hàng Hà Lan và nhà bán thẻ muốn tăng tỷ lệ dùng thẻ lên 60% vào năm 2018. Họ nói rằng trả hóa đơn không dùng tiền mặt sẽ rẻ, an toàn và thuận tiện hơn.
Tương tự Hà Lan, các nước lân cận Bắc Âu, Thụy Điển cũng không ưa chuộng tiền mặt. Những quốc gia này ưu tiên dùng thẻ để thanh toán để hạn chế rủi ro và tiết kiệm hơn.
Tại Thụy Điển, các ngân hàng thu lợi lớn từ việc thu phí giao dịch của các nhà bán lẻ nhận thanh toán thẻ với số tiền hàng năm lên tới hàng triệu USD. Tuy nhiên, doanh thu từ tiền mặt gần như không có. Thanh toán điện tử nhìn ở góc độ nào cũng đều giúp nền kinh tế phát triển hơn.
Thanh toán điện tử cũng là cách để các quốc gia này chống được tình trạng lạm phát thường diễn ra ở những nước đang phát triển.

3. Việt Nam từng bước chuyển đổi với hóa đơn điện tử để hội nhập kinh tế thế giới

Thanh toán điện tử là xu hướng tất yếu của thời đại số và là thước đo cho sự phát triển của một quốc gia. Những đất nước có lưu lượng tiền mặt càng lớn cho thấy hệ thống kiểm soát tiền tệ càng kém và ngược lại.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã áp dụng thanh toán điện tử ở các dịch vụ mang tính toàn dân như điện lực, nước sạch, internet. Khi đến thời hạn thanh toán, người dùng chỉ cần rút smartphone và chuyển khoản hoặc sử dụng dịch vụ ứng trước của ngân hàng.
 

Người dùng có thể thanh toán dễ dàng với hóa đơn điện tử

Người dùng có thể thanh toán hóa đơn điện tử dễ dàng với smartphone.
 

Từ cuối năm 2015 đến hết 2016, cơ quan thuế đã tổ chức thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử hay chính xác là hóa đơn điện tử xác thực đối với những doanh nghiệp lớn trên cả nước. Dự kiến đến 2017, hóa đơn điện tử sẽ triển khai theo hình thức xã hội hóa để tăng tính minh bạch và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Hiện tại, các doanh nghiệp vẫn có thể tham gia chuyển đổi từ hóa đơn tự in sang hóa đơn điện tử để nhận được chính sách hỗ trợ tốt nhất trong thời gian thí điểm đến hết tháng 12/2016. Điều kiện để tham gia chuyển đổi doanh nghiệp cần có chữ ký số và phần mềm hóa đơn điện tử.
Được mệnh danh là chuyên gia phần mềm hóa đơn điện tử, phần mềm E-Invoice do công ty phát triển công nghệ Thái Sơn xây dựng đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Phần mềm hóa đơn điện tử xác thực E-invoice đã được tổng cục thuế thẩm định và ký hợp đồng sử dụng khiến doanh nghiệp luôn an tâm khi lựa chọn.
Theo chia sẻ từ chính công ty Thái Sơn, nhờ sử dụng hóa đơn điện tử xác thực, công ty này đã tiết kiệm được ít nhất 400 triệu đồng một năm. Chi phí in hóa đơn, lưu trữ, lập và gửi hóa đơn cho khách hàng tốn khoảng 20.000 đồng/hóa đơn, khi nhân với số hóa đơn dùng trong một năm sẽ không hề nhỏ. Trong khi đó doanh nghiệp dùng hóa đơn điện tử gần như không mất chi phí và lại không lo bị làm giả hóa đơn.
Thao tác sử dụng phần mềm E-invoice rất đơn giản bởi phần mềm này có kết nối với phần mềm có sẵn của doanh nghiệp như phần mềm bán hàng, phần mềm kế toán, phần mềm CRM, phần mềm ERP..., các tính năng cho phép doanh nghiệp thống kê, báo cáo, xuất dữ liệu ra các chương trình khai thuế như HTKK, TVAN.. giảm thời gian lập tờ khai thuế.
Mọi chi tiết về phần mềm hóa đơn điện tử E-INVOICE cũng như tư vấn triển khai xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Trụ sở chính: Số 15 Đặng Thùy Trâm - Cầu Giấy - Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 - 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/