Trang chủ Tin tức Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính mới nhất 2022

Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính mới nhất 2022

Bởi: Einvoice.vn - 04/05/2022 Lượt xem: 17003 Cỡ chữ

Kiểm toán báo cáo tài chính là công việc quen thuộc của các kiểm toán viên. Trên thực tế, quy trình kiểm toán báo cáo tình chính bao gồm những bước nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của E-invoice nhé!

Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.

Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.

1. Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

Kiểm toán báo cáo tài chính giúp răng độ tin cậy của các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho các nhà đầu tư, chủ nợ hoặc các bên liên quan.

1.1. Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm tra, xác nhận về tính chính xác và trung thực của số liệu, tài liệu kế toán và báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán nhằm phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong đó, hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán chính là thước đo đánh giá kiểm toán báo cáo tài chính.
Thông thường, công việc kiểm toán báo cáo tài chính sẽ do các doanh nghiệp kiểm toán đảm nhận, phục vụ cho nhà quản lý, chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư…
Cụ thể:

  • Đối với nhà quản lý: Cho họ thấy những tồn tại, sai sót đang gặp phải nhằm khắc phục, nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.
  • Đối với ngân hàng, hoặc các nhà đầu tư: Công việc này sẽ giúp nhà đầu tư xem xét lại việc cho vay vốn của mình dựa trên tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

Vai trò của kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán báo cáo tài chính có vai trò quan trọng.

1.2. Đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính

Đối tượng của công việc kiểm toán báo cáo tài chính là các báo cáo tài chính. Bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính…
>> Tham khảo: Vai trò của kiểm toán nội bộ.

1.3. Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính

  • Mục tiêu tổng quát: Tìm kiếm bằng chứng để đưa ra các ý kiến về tính trung thực, hợp lý của thông tin trên bảng khai tài chính.
  • Mục tiêu kiểm toán chung: Xem xét, đánh giá tổng thể số tiền ghi trên các chu trình, trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý về những thông tin thu được qua khảo sát thực tế ở doanh nghiệp.

1.4. Nguyên tắc cơ bản của kiểm toán báo cáo tài chính

Có 4 nguyên tắc cơ bản mà các kiểm toán viên cần tuân theo khi làm kiểm toán báo cáo tài chính. Đó là:

  • Tuân thủ pháp luật
  • Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp như: độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, bảo mật.
  • Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.
  • Kiểm toán viên cần có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp.

2. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

Để thu thập được đầy đủ thông tin làm căn cứ kết luận về tính trung thực của báo cáo tài chính, thì kiểm toán viên cần xây dựng được quy trình kiểm toán cụ thể. Thông thường, quy trình này bao gồm 3 bước như sau:

  • Lập kế hoạch
  • Thực hiện kiểm toán.
  • Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán.

2.1. Lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá rủi ro và các biện pháp xử lý rủi ro đã đánh giá

Các kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán, mô tả rõ ràng phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành kiểm toán. Ngoài ra, bản kế hoạch cần đầy đủ, rõ ràng để làm cơ sở cho chương trình kiểm toán.
Bắt đầu từ thư mời kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu khách hàng, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Tiếp đó, khi lập kế hoạch, công ty kiểm toán cũng cần có sự chuẩn bị về phương tiện và nhân viên triển khai chương trình.

Lập kế hoạch trước khi thực hiện kiểm toán.

Cần lập kế hoạch trước khi thực hiện kiểm toán.

 

Ngoài ra, công ty kiểm toán và kiểm toán viên cần phải xác định, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ BCTC và cấp độ cơ sở dẫn liệu. Từ đó, đề xuất thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được đánh giá đó.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2.2. Thực hiện kiểm toán

Kiểm toán viên thực hiện theo phương pháp kỹ thuật thích ứng với từng đối tượng cụ thể để thu thập số liệu chính xác. Quá trình này thực chất là việc triển khai một cách có chủ động và tích cực kế hoạch, chương trình kiểm toán, để đưa ra ý kiến về tính xác thực, hợp lý trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Đây là giai đoạn kiểm toán viên thực hiện thủ tục kiểm soát, phân tích, kiểm tra chi tiết dựa trên kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

2.3. Tổng hợp và hình thành ý kiến kiểm toán

Sau khi phân tích, đánh giá, kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận ghi trong báo cáo hoặc biên bản kiểm toán. Các công việc cụ thể cần thực hiện trước khi đánh giá bao gồm:

  • Xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến
  • Xem xét sự việc xảy ra sau ngày kết thúc niên độ
  • Xem xét tính hoạt động liên tục của đơn vị
  • Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc (nếu có)

Sau đó, kiểm toán viên tổng hợp kết quả, lập Báo cáo kiểm toán và giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập (nếu có). Kết quả có thể là: Chấp nhận toàn phần hoặc Không chấp nhận toàn phần.
Trên đây là một số nội dung về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính cơ bản. Hy vọng bài viết đã cung cấp một số thông tin hữu ích cho các kiểm toán viên trên hành trình kiểm toán sắp tới.
Ngoài ra, để được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN