Trang chủ Tin tức Mức phạt chậm xuất hóa đơn đầu ra theo quy định

Mức phạt chậm xuất hóa đơn đầu ra theo quy định

Bởi: Einvoice.vn - 06/03/2021 Lượt xem: 27441 Cỡ chữ

Nắm vững nguyên tắc, quy định của pháp luật về thời điểm xuất hóa đơn đầu ra sẽ giúp các doanh nghiệp không phải chịu phạt. Vậy mức phạt chậm xuất hóa đơn đầu ra là bao nhiêu? Thời điểm xuất hóa đơn đầu ra theo quy định là như thế nào? Nguyên tắc nào cần đảm bảo khi xuất hóa đơn đầu ra? Cùng đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Quy định mức phạt chậm xuất hóa đơn đầu ra

Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC đã quy định rõ về thời điểm lập hóa đơn như sau:
Đối với dịch vụ bán hàng hóa, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.
Do đó, nếu doanh nghiệp của bạn lập hóa đơn sau thời điểm trên đối với dịch vụ bán hàng hóa, thì sẽ bị coi là chậm xuất hóa đơn. Hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm sẽ có mức xử phạt như sau:
- Phạt cảnh cáo: Hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm, nhưng không dẫn đến việc chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, và có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền từ 3-5.000.000 VNĐ: Hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm, không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 nếu trên.

Mức phạt khi doanh nghiệp xuất hóa đơn sai thời điểm

Mức phạt chậm xuất hóa đơn đầu ra cho doanh nghiệp đã được pháp luật quy định rõ ràng

Ví dụ, công ty A giao hàng hóa cho khách vào ngày 01/05/2021 (số liệu theo phiếu xuất kho), nhưng đến ngày 03/05/2021, công ty này mới lập hóa đơn để giao cho khách hàng. Như vậy, công ty A đã chậm xuất hóa đơn đầu ra. Tuy nhiên, công ty đã kê khai, nộp thuế trong kỳ tính thuế của tháng 5/2021 (không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế).
Do đó, công ty A sẽ bị xử phạt ở mức 3-5.000.000 VNĐ do vi phạm không có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền từ 4-8.000.000 VNĐ đối với một trong các hành vi dưới đây:
+ Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2 nêu trên.
+ Lập hóa đơn ghi ngày trước ngày mua hóa đơn của cơ quan.
+ Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế, hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế.

2. Thời điểm xuất hóa đơn đầu ra theo đúng quy định của pháp luật

Để tránh tình trạng bị phạt khi chậm xuất hóa đơn đầu ra, kế toán các doanh nghiệp cần lưu ý về thời điểm xuất hóa đơn theo đúng quy định.
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/TT-BTC, thời điểm xuất hóa đơn được quy định cụ thể như sau:
- Thời điểm lập hóa đơn bán hàng hóa: Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa
- Thời điểm xuất hóa đơn khi cung ứng dịch vụ: Là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.

Hóa đơn đầu ra phải được xuất đúng thời điểm quy định

Hóa đơn đầu ra phải được xuất đúng theo thời điểm quy định.

Cụ thể một số trường hợp đặc biệt:
- Thời điểm xuất hóa đơn cung cấp điện, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, truyền hình: Thời điểm lập hóa đơn chậm nhất không quá 7 ngày kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ, hoặc kết thúc kỳ quy ước đối với dịch vụ truyền hình, viễn thông.
- Hoạt động xây dựng, xây lắp: Thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hoặc hạng mục, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa
- Hóa đơn xăng dầu: Thời điểm xuất hóa đơn được thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên, đi kèm bảng kê hoặc các chứng từ có xác nhận của bên bán và bên mua, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh giao dịch.
- Hàng xuất khẩu: Với hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp cần sử dụng hóa đơn thương mại. Thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu của người bán cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.

3. Những nguyên tắc quan trọng để xuất hóa đơn đầu ra

Theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC, có 3 nguyên tắc quan trong khi xuất hóa đơn mà các kế toán viên cần nhớ.

Nguyên tắc 1: Về nội dung hóa đơn

- Phản ánh đúng nghiệp vụ phát sinh
- Không tẩy xóa, sửa chữa trên hóa đơn
- Sử dụng cùng một loại màu mực, không sử dụng mực đỏ
- Chữ và số không ngắt quãng, không viết đè lên trên phần chữ in sẵn
- Phải gạch chéo phần còn trống (Trường hợp hóa đơn tự in hoặc đặt in bằng máy tính thì không cần gạch chéo chỗ trống)
- Nếu người mua không lấy hóa đơn, cần ghi chú rõ ràng “Người mua không lấy hóa đơn”

Nguyên tắc khi xuất hóa đơn đầu ra.

Nắm vững một số nguyên tắc quan trọng khi xuất hóa đơn đầu ra

Nguyên tắc 2: Trùng khớp nội dung giữa các liên hóa đơn

Trong trường hợp hóa đơn lập 1 lần thành nhiều liên, nội dung trên hóa đơn phải trùng khớp giữa các liên có cùng 1 số.
Tuy nhiên, hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, vận tải hành khách… được phép thay thế liên 1 bằng bảng kê chi tiết hóa đơn đã lập.

Nguyên tắc 3: Lập hóa đơn liên tục theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn

  • Tổ chức kinh doanh có nhiều đơn vị trực thuộc, cùng sử dụng hình thức hóa đơn đặt in, thì phải phân bổ số lượng hóa đơn cho từng cơ sở.
  • Tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng, cùng sử dụng hình thức hóa đơn tự in hoặc hóa đơn điện tử cùng ký hiệu, thì phải có phương án cụ thể về việc truy xuất ngẫu nhiên cơ sở bán hàng và đơn vị được ủy nhiệm.

Trên đây là mức phạt chậm xuất hóa đơn đầu ra, và thời điểm xuất hóa đơn đầu ra theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Để được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice và các lưu ý khi xuất hóa đơn, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN