Hóa đơn đầu ra được kê khai trong mấy tháng?
Hóa đơn đầu ra được kê khai trong mấy tháng? Trên thực tế việc kê khai hóa đơn đầu ra sẽ được thực hiện khi kê khai thuế. Thời gian kê khai hóa đơn đầu ra chính là thời gian kê khai thuế theo quy định của Pháp luật về thuế.
Thông tin về hóa đơn đầu ra được kê khai trong mấy tháng.
1. Hóa đơn đầu ra là gì
Để hiểu rõ hóa đơn đầu ra được kê khai trong mấy tháng cần hiểu rõ hóa đơn đầu ra là gì. Hóa đơn đầu ra hiểu đơn giản là hóa đơn bán (do bên bán phát hành) thể hiện các nội dung gồm: tên, số lượng, đơn giá, thành tiền của hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng, đối tác.
Doanh nghiệp khi bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn đầu ra theo quy định và giao cho khách hàng. Hóa đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo đúng các nội dung, chỉ tiêu in sẵn trên mẫu hóa đơn.
>> Tham khảo: Hướng dẫn xuất hóa đơn đầu ra với hàng biếu tặng.
2. Hóa đơn đầu ra được kê khai trong mấy tháng
Căn cứ theo quy định của pháp luật về thuế thì: “thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế”. Hóa đơn đầu ra là căn cứ xác định thuế phải nộp và được kê khai cùng với việc kê khai thuế, do đó thời hạn để kê khai hóa đơn đầu ra cũng là thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế theo quy định của Pháp luật.
2.1. Thời hạn kê khai hóa đơn đầu ra căn cứ theo thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Để xác định hóa đơn đầu ra được kê khai trong mấy tháng ta xác định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Pháp luật về thuế. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế được quy định theo Điều 44, Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019, cụ thể như sau:
Thời hạn kê khai hóa đơn đầu ra được căn cứ theo thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
(1) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng:
Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng
(2) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo quý:
Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
(3) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm:
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm;
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
- Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
(4) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế:
- Chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
(5) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động:
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra sự kiện.
(6) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
- Thực hiện theo quy định của Luật Hải quan.
(7) Trường hợp cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế gặp sự cố:
- Trường hợp khai thuế thông qua giao dịch điện tử trong ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế mà cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế gặp sự cố thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế điện tử trong ngày tiếp theo sau khi cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế tiếp tục hoạt động.
Như vậy, Để xác định hóa đơn đầu ra được kê khai trong mấy tháng cần căn cứ theo thời hạn kê khai thuế của doanh nghiệp. Theo đó, hóa đơn đầu ra sẽ được kê khai trong kỳ tính thuế, thời hạn chậm nhất là ngày cuối cùng doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Đối với các doanh nghiệp có kỳ kê khai thuế khác nhau thời hạn thực hiện kê khai hóa đơn đầu ra khác nhau.
>> Tham khảo: Khấu trừ với hóa đơn đầu ra trên 20 triệu.
2.2 Thời gian kê khai hóa đơn đầu ra cũng được gia hạn khi gia hạn nộp hồ sơ khai thuế
Trong một vài trường hợp đặc biệt doanh nghiệp (người nộp thuế) được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế (quy định tại Điều 46, Luật quản lý thuế 2019). Theo đó, thời gian kê khai hóa đơn đầu ra cũng được gia hạn tương ứng.
Gia hạn kê khai hóa đơn đầu ra theo việc nộp hồ sơ khai thuế.
Cụ thể thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế:
- Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.
- Thời gian gia hạn không quá 30 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế quý, khai thuế năm, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế;
- Thời gian gia hạn không quá 60 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế;
Lưu ý: Doanh nghiệp phải gửi đến cơ quan thuế văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Hóa đơn đầu ra được kê khai trong mấy tháng sẽ phụ thuộc vào thời gian kê khai thuế của doanh nghiệp. Thời gian kê khai này có thể được gia hạn nếu thuộc trường hợp đặc biệt. Trong trường hợp doanh nghiệp phát hiện sai sót sau khi nộp hồ sơ kê khai có thể lập hóa đơn điều chỉnh.
Ngoài ra, để được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.