Trang chủ Tin tức Công văn giải trình thuế là gì? Mẫu giải trình thuế mới nhất 2022

Công văn giải trình thuế là gì? Mẫu giải trình thuế mới nhất 2022

Bởi: Einvoice.vn - 01/03/2022 Lượt xem: 23142 Cỡ chữ

Công văn giải trình thuế là loại văn bản thường xuyên được các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng gửi đến cơ quan thuế, nhằm giải trình một vấn đề nào đó có liên quan đến thuế. Dưới đây là một số mẫu giải trình thuế mới cập nhật 2022.

Giải trình thuế
Làm giải trình trong vấn đề liên quan đến thuế.

1. Công văn giải trình thuế là gì?

Công văn giải trình thuế có thể hiểu đơn giản là các văn bản hành chính được các doanh nghiệp, hoặc cơ quan, tổ chức soạn thảo để giải thích, làm rõ các vấn đề vướng mắc liên quan đến thuế khi làm việc với cơ quan quản lý thuế.
Theo quy định tại Điều 23, Thông tư 166/2013/TT-BTC, hành vi vi phạm hành chính về thời hạn, thủ tục giải trình trình về thuế sẽ bị xử phạt như sau:
- Đối với trường hợp có hành vi khai sai, dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, hoặc tăng số tiền thuế được hoàn bị xử phạt theo tỷ lệ % quy định tại Điều 107, Luật Quản lý thuế 2019, hành vi trốn thuế bị xử phạt theo số lần trốn thuế theo quy định tại Điều 108, Luật quản lý thuế 2019, hành vi không trích chuyển tiền trong tài khoản của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan hành chính về thuế thì người vi phạm có quyển giải trình với người có thẩm quyền theo hình thức trực tiếp hoặc bằng văn bản.
- Trong trường hợp giải trình bằng văn bản, trong thời gian không quá 05 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm sẽ phải gửi văn bản giải trình người người có thẩm quyền xử lý. Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn thêm (không quá 05 ngày) theo đề nghị của tổ chức/cá nhân vi phạm. Việc gia hạn thêm thời gian cần phải được thể hiện bằng văn bản.
- Trong trường hợp phải giải trình trực tiếp: Trong thời gian 02 ngày làm việc (kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế), các cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính về thuế sẽ phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền.
>> Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các đối tượng không chịu thuế GTGT.

2. Mẫu giải trình thuế mới cập nhật 2022

Công văn giải trình thuế.
Lưu ý khi viết công văn giải trình thuế.

Mẫu giải trình thuế được áp dụng để giải trình các vấn đề liên quan đến thuế, như giải trình sai sót khi kê khai thuế, viết sai hóa đơn GTGT… Do đó, khi các tổ chức, cá nhân mắc phải những sai sót trên, thì cần lập văn bản giải trình, gửi lên cơ quan chức năng sớm nhất có thể, tránh bị xử phạt theo quy định.
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về mẫu công văn giải trình thuế trong các văn bản pháp luật. Do đó, các cơ quan, tổ chức cần căn cứ vào tình hình cụ thể của vấn đề phát sinh mà lập công văn sao cho phù hợp.
Thông thường, công văn giải trình thuế sẽ không quá dài, mà chủ yếu bám sát vào nội dung giải trình.

2.1. Nội dung chính trong một mẫu công văn giải trình thuế

- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Thời gian và địa điểm gửi công văn giải trình.
- Cơ quan nhận công văn.
- Thông tin của cơ quan, doanh nghiệp giải trình.
- Người đại diện của cơ quan, doanh nghiệp thực hiện giải trình.
- Nội dung giải trình thuế.
- Xác nhận của người đại diện pháp luật hoặc người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giải trình.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử.

2.2. Lưu ý khi làm công văn giải trình thuế

Công văn giải trình thuế.
Mẫu công văn giải trình thuế.

- Nội dung công văn giải trình thuế phải được thể hiện rõ ràng, ngắn gọn, bám sát vào việc giải trình, không được dài dòng, lan man.
- Nội dung công văn phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, không được khai gian. Trường hợp làm giả nội dung hoặc gian dối trong công văn giải trình, các cơ quan hoặc tổ chức doanh nghiệp sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
-  Ngôn ngữ: Công văn phải sử dụng văn phong lịch sự, nghiêm túc, có tính thuyết phục, hợp lý.
- Về hình thức: Công văn phải được trình bày rõ ràng, khoảng cách giữa các dòng, cỡ chữ vừa phải, đúng chính tả, in đậm, in nghiêng hợp lý.
- Đối tượng gửi đơn giải trình: Cơ quan thuế nhận công văn là chi cục thuế quản lý của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại khu vực xảy ra sai sót về thuế. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý gửi đúng đến đối tượng nhận, tránh sai sót khiến việc giải trình chậm trễ.
- Thông tin của doanh nghiệp, tổ chức bao gồm: Tên, Mã số thuế, Địa chỉ, Phương thức liên hệ (Điện thoại, email, fax)
- Thông tin của người đại diện bao gồm: Chức vụ, CMND/CCCD, nơi cư trú.
- Nội dung bao gồm: Nguyên nhân tại sao phải giải trình thuế, lý do xảy ra sai sót, biện pháp khắc phục, kiến nghị, yêu cầu với cơ quan thuế, xác nhận của người đại diện đứng đầu.

Trên đây là cập nhật mẫu giải trình thuế mới nhất 2022 và một số thông tin về việc giải trình thuế. Hy vọng bài viết đã giải đáp được mọi câu hỏi mà độc giả đang băn khoăn. Để được tư vấn miễn phí về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN