Trang chủ Tin tức Cập nhật ngay các trường hợp không phải xuất hóa đơn mới nhất

Cập nhật ngay các trường hợp không phải xuất hóa đơn mới nhất

Bởi: Einvoice.vn - 24/07/2020 Lượt xem: 22595 Cỡ chữ
Trong kinh doanh, không phải mọi giao dịch bán hàng hóa, dịch vụ đều phải xuất hóa đơn. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật tới bạn các trường hợp không phải xuất hóa đơn tuân thủ đúng theo các quy định hiện hành 2020.
 
Quy định về các trường hợp không phải xuất hóa đơn
  
Những trường hợp nào không cần phải xuất hóa đơn?

1. Quy định các trường hợp không xuất hóa đơn theo Thông tư 39/2014/TT-BTC

Đối với các trường hợp không phải xuất hóa đơn, Tại Điều 18 của Thông tư 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định về việc bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải nhập hóa đơn như sau:
- Mọi giao dịch hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán dưới 200.000 đồng thì bên bán không nhất thiết phải lập hóa đơn, trừ những trường hợp bên mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
- Những trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn, bên bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ theo đúng quy định. Trường hợp bên bán nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải đảm bảo có tiêu thức “thuế suất GTGT” và “Tiền thuế GTGT”. Bảng kê phải được thực hiện theo thứ tự hàng hóa, dịch vụ được bán trong ngày.
- Cuối mỗi ngày, các đơn vị kinh doanh phải lập một hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ có thể hiện được tổng cộng của bảng kế, đồng thời đáp ứng các quy định của Khoản 3, Điều 18, Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Ngoài ra, tại Phục lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định chi tiết các trường hợp không nhất thiết phải xuất hóa đơn như sau:
- Hàng hóa được xuất để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu thì có thể sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kèm theo lệnh điều động nội bộ.
- Hàng hóa xuất để điều chuyển cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc (chi nhánh, cửa hàng ở địa phương khác,...) hoặc điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau.
- Hàng hóa xuất cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng hoàn toàn có thể sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và kèm theo lệnh điều động nội bộ.
- Hàng hóa xuất nhằm bán lưu động có thể dùng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kèm theo lệnh điều động nội bộ.
- Các hoạt động mua, bán ngoại tệ phát sinh ở nước ngoài chỉ cần lập Bảng kê chi tiết doanh số mua bán theo từng loại ngoại tệ. Lưu ý rằng, trường hợp phát sinh ngoại tệ ở trong nước thì bắt buộc phải lập hóa đơn theo quy định pháp luật.
- Trường hợp mua, bán vàng, bạc, đá quý của cá nhân và không sử dụng với mục đích kinh doanh thì chỉ cần lập bảng kê hàng hóa mua vào.
- Các cá nhân, tổ chức không kinh doanh nhưng có góp vốn bằng tài sản vào công ty TNHH hay công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn chỉ cần là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản.
- Các tài sản điều chuyển giữa những đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong tổ chức, cá nhân; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì các tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển chỉ cần có điều chuyển tài sản, kèm theo hồ sơ nguồn gốc tài sản chứ không cần phải xuất hoá đơn.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Những trường hợp không cần xuất hóa đơn theo quy định Thông tư 219/2013/TT-BTC

Các trường hợp không phải xuất hóa đơn
 Quy định các trường hợp không xuất hóa đơn theo Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Tại Điều 5, Thông tư 219/2013/TT-BTC, ban hành ngày 31/12/2013, Bộ Tài chính đã quy định các trường hợp không cần phải kê khai hóa đơn GTGT và không cần  tính nộp thuế GTGT như sau:
- Các khoản thu về bồi thường bằng tiền, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
- Các khoản thu nhận tiền bồi thường, tiền thưởng, tiền nhận hỗ trợ, tiền chuyeenr nhuowngj phát thải hay các khoản thu tài chính khác thì chỉ cần lập chứng từ thu theo quy định.
- Các giao dịch khi mua dịch vụ từ tổ chức nước ngoài, không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân không cư trú tại Việt Nam song dịch vụ này lại được thực hiện ở Việt Nam thì không nhất thiết phải lập hóa đơn.
- Trường hợp mua tài sản của các tổ chức, cá nhân không kinh doanh thì không cần phải nộp thuế GTGT.
- Trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Trường hợp các tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn; hoặc giữa các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ chịu thuế GTGT thì không cần phải lập hoá đơn, kê khai và nộp thuế GTGT.
- Trường hợp góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp.
- Trường hợp thu đòi người thứ ba của hoạt động bảo hiểm.
- Các khoản thu hộ không liên quan đến bán hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị kinh doanh.
- Doanh thu từ hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý hay doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá theo như quy định của bên giao đại lý, ví dụ như: dịch vụ bưu chính, viễn thông, bán vé máy bay,... thì không cần phải xuất hóa đơn GTGT.
>> Có thể bạn quan tâm: Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng.

3. Những trường hợp không cần xuất hóa đơn theo quy định Thông tư 78/2014/TT-BTC

Tại Thông tư 78/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định các trường hợp mua hàng mà không cần tới hóa đơn đầu vào. Chi tiết từng trường hợp cụ thể đã được quy định tại Khoản 2.4, Điều 6 của Thông tư này.
Theo đó, các chi phí của doanh nghiệp mua vào hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn sẽ lập bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ theo mẫu số 01/TNDN, song không phải lập bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho bên bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
>> Có thể bạn quan tâm: Nguyên tắc xuất hóa đơn dịch vụ.

4. Những trường hợp không cần xuất hóa đơn theo quy định Thông tư 119/2014/TT-BTC

 
Không phải xuất hóa đơn trong những trường hợp nào
  
Quy định các trường hợp không xuất hóa đơn theo theo Thông tư 119/2014/TT-BTC.

Nhằm quy định rõ ràng hơn nữa các các trường hợp không phải xuất hóa đơn, tại Khoản 2, Điều 3, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã sửa đổi, bổ sung cho Khoản 4, Điều 7, Thông tư 219/2013/TT-BTC và quy định các trường hợp không cần xuất hóa đơn như sau:
- Các trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ để có thể tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh hay đảm bảo tính liên tục cung ứng dịch vụ trong kinh doanh thì hoạt động này không phải xuất hóa đơn GTGT hay nộp thuế GTGT.
- Các trường hợp đơn vụ kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định nhằm phục vụ kinh doanh, dịch vụ chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu hay bàn giao, các đơn vị kinh doanh không cần phải lập hóa đơn.
- Các trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư hay hàng hóa dưới hình thức cho vay, mượn hoặc hoàn trả, nếu có đầy đủ hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp thì đơn vị kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính hay nộp thuế GTGT.
- Riêng đối với các đơn vị kinh doanh có sử dụng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, luân chuyển nội bộ nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh không phải tính thuế GTGT đầu ra thì các đơn vị kinh doanh cần có quy định rõ với đối tượng và mức khống chế hàng hóa dịch vụ sử dụng nội bộ theo thẩm quyền quy định.
Trên đây là quy định những trường hợp mà các đơn vị kinh doanh không cần phải xuất hóa đơn. Mọi thắc mắc về các trường hợp không phải xuất hóa đơn hay muốn được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay Hotline 24/7: