Trang chủ Tin tức Xuất nhập khẩu bao gồm những gì? Kiến thức cơ bản cần nắm được

Xuất nhập khẩu bao gồm những gì? Kiến thức cơ bản cần nắm được

Bởi: Einvoice.vn - 30/08/2024 Lượt xem: 138 Cỡ chữ

Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động kinh tế trọng điểm của nước ta trong những năm gần đây. Hiểu rõ xuất nhập khẩu gồm những gì là kiến thức cơ bản đầu tiên cần nắm được để có thể tham gia vào thị trường tiềm năng này. 

 

Xuất nhập khẩu bao gồm những gì?

Tìm hiểu xuất nhập khẩu bao gồm những gì.

 

1. Xuất nhập khẩu là gì?

 

Xuất nhập khẩu là cách gọi tắt của hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu. Trong đó, hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu được quy định như sau:

 

- Theo Khoản 1, Điều 28, Luật Thương mại 2005 quy định:

 

“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

 

- Theo Khoản 2, Điều 28, Luật Thương mại 2005 quy định:

 

“Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

 

Như vậy, có thể hiểu đơn giản xuất nhập khẩu là hoạt động mua hoặc bán hàng hóa xuyên biên giới. Hoạt động xuất nhập khẩu nhằm mục đích đạt được các mục tiêu về lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời cũng là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện cho sự phát triển và hội nhập của quốc gia.

 

>> Tham khảo: Thủ tục và hồ sơ giảm thuế xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.

 

2. Các loại hình xuất nhập khẩu

 

Xuất nhập khẩu được chia ra làm nhiều hình thức khác nhau bao gồm:

 

- Xuất nhập khẩu trực tiếp: Doanh nghiệp tự mình thực hiện toàn bộ quá trình xuất nhập khẩu.

 

- Xuất nhập khẩu gián tiếp (ủy thác xuất nhập khẩu): Doanh nghiệp ủy quyền cho các công ty thương mại hoặc các công ty dịch vụ logistics thực hiện.

 

- Xuất nhập khẩu gia công: Nhận nguyên liệu từ nước ngoài để gia công và thực hiện xuất khẩu sản phẩm thành phẩm trở lại.

 

Doanh nghiệp sẽ căn cứ theo điều kiện thực tiễn của mình, căn cứ theo mục tiêu lợi nhuận hoặc các yếu tố khác liên quan đến hành lang pháp lý để lựa chọn các hình thức xuất nhập khẩu phù hợp. 

 

Các loại hình xuất nhập khẩu

Các loại hình xuất nhập khẩu.

 

3. Xuất nhập khẩu bao gồm những gì?

 

Xuất nhập khẩu bao gồm những gì nhận được nhiều sự quan tâm của các cá nhân, đơn vị muốn gia nhập thị trường.

 

3.1. Những hoạt động chính trong xuất nhập khẩu 

 

Những hoạt động chính trong xuất nhập khẩu bao gồm các hoạt động về sản xuất, đóng gói, marketing, vận chuyển, làm thủ tục hải quan thanh toán quốc tế và bảo hiểm hàng hóa. Cụ thể:

 

- Sản xuất: Sản xuất hàng hóa để xuất khẩu đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế.

 

- Đóng gói: Đóng gói theo quy cách đồng thời thực hiện dán tem mác theo quy định.

 

- Mua bảo hiểm cho hàng hóa: Bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

 

- Marketing: Thông tin, quảng bá sản phẩm tìm kiếm thị trường tiềm năng và thực hiện xuất nhập khẩu. 

 

- Vận chuyển: Vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến cảng biển, sân bay hoặc cửa khẩu.

 

- Làm thủ tục hải quan: Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện các thủ tục hải quan xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

 

- Thanh toán quốc tế: Lựa chọn đồng tiền thanh toán, lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

 

3.2. Doanh nghiệp chuẩn bị gì cho hoạt động xuất nhập khẩu? 

 

Tham gia thị trường xuất nhập khẩu doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng. Việc chuẩn bị tốt sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi xuất nhập khẩu hàng hóa, giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải.

 

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các yếu tố sau:

 

- Nắm rõ luật và các quy định liên quan đến xuất nhập khẩu: nắm rõ Luật hải quan; Luật thương mại quốc tế; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; các văn bản pháp lý liên quan khác...

 

- Ngôn ngữ: có các chuyên viên thông thạo Tiếng Anh (là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế) và ngôn ngữ của quốc gia đối tác thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

 

- Ứng dụng giao dịch điện tử: sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử, phần mềm khai hải quan điện tử, thành thạo giao dịch điện tử với cơ quan hải quan và cơ quan thuế.

 

- Có các các chuyên gia đàm phán: Đàm phán với đối tác nước ngoài về giá cả, điều kiện giao hàng,...

 

- Mối quan hệ rộng: Xây dựng mối quan hệ thân thiết với các đối tác, nhà cung cấp, khách hàng, với cơ quan hải quan...

 

4. Lợi ích từ hoạt động xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp và nền kinh tế

 

Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động trọng điểm, được đánh giá cao hiện nay về khả năng mang đến lợi nhuận cũng như có tính khả thi cao.

 

(1) Lợi ích từ hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp bao gồm:

 

- Giúp doanh nghiệp có doanh thu đột phá, củng cố về tài chính.

 

- Mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh

 

- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.

 

- Quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm tiếp cận với nhiều nguồn khách hàng tiềm năng.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về cách tính thuế xuất nhập khẩu theo giá CIF.

 

(2) Lợi ích từ hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế bao gồm:

 

- Tăng trưởng kinh tế: Mở rộng thị trường, tăng doanh thu, tạo việc làm.

 

- Đa dạng hóa sản phẩm: Góp phần đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và nước ngoài.

 

- Tiếp cận công nghệ: Nhập khẩu công nghệ mới để nâng cao năng lực sản xuất.

 

- Cân bằng cán cân thương mại: Điều chỉnh cán cân xuất nhập khẩu để đảm bảo ổn định kinh tế.

 

Trên đây là những chia sẻ về xuất nhập khẩu bao gồm những gì và những kiến thức cơ bản cần nắm được. Hiểu rõ và vận dụng thành thạo các kiến thức xuất nhập khẩu để kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình. 

 

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN