Chuyển dữ liệu điện tử đến cơ quan thuế vào thời điểm nào và với hình thức ra sao?
Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đã lập đến cơ quan thuế là trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào sử dụng hình thức hóa đơn này cũng đã nắm rõ quy định về vấn đề này.
Tại Khoản 5 Điều 23 Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 của Chính phủ về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, Chính phủ giao Bộ Tài chính quy định cụ thể việc chuyển và tiếp nhận dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và yêu cầu quản lý.
Quy định chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế.
1. Thời điểm chuyển dữ liệu điện tử đến cơ quan thuế
Trong thời gian chờ Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 119 chính thức được ban hành, doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin tại dự thảo Thông tư đã được Bộ Tài chính đăng tải trên trang thông tin điện tử chính thức của Bộ.
Tại Điều 19 dự thảo này, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo 3 thời điểm với các trường hợp khác nhau, cụ thể:
- Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế đồng thời với gửi hóa đơn cho người mua: Áp dụng cho trường hợp bán hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu, hàng hóa là đất, đá, cát, sỏi hoặc doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Sau khi lập hóa đơn điện tử, người bán gửi hóa đơn cho người mua đồng thời với việc gửi cho cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Trường hợp người bán có website thì sau khi gửi người mua và cơ quan thuế, người bán đăng tải thông tin hóa đơn trên website của người bán.
- Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế trong ngày: Áp dụng với các hàng hóa khác. Sau khi lập ghi đủ các nội dung trên hóa đơn, người bán ký số và gửi hóa đơn cho người mua, gửi cho cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trong ngày. Trường hợp người bán có website thì sau khi gửi người mua, người bán đăng tải thông tin hóa đơn trên website của người bán.
- Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế định kỳ theo tháng/ quý cùng Tờ khai thuế giá trị gia tăng: Áp dụng với trường hợp cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng là cá nhân, hộ gia đình như dịch vụ y tế, bán lẻ thuốc tân dược, ngân hàng, điện sinh hoạt, nước sạch, viễn thông, bảo hiểm, vận tải, siêu thị, xăng dầu, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không qua Website và kinh doanh thương mại điện tử mà hóa đơn điện tử được lập theo thông lệ quốc tế và thuộc trường hợp không nhất thiết phải có đủ nội dung theo hướng dẫn tại điểm a Khoản 3 Điều 6 Thông tư.
Người bán thực hiện tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử bán hàng hóa, dịch vụ trong tháng/quý để gửi cơ quan thuế cùng với việc gửi Tờ khai thuế GTGT theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Các hình thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế
Người bán thực hiện chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế theo định dạng dữ liệu theo văn bản của Bộ Tài chính hướng dẫn về dữ liệu hóa đơn bằng hai hình thức:
- Gửi trực tiếp: Doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường sắt, nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm có sử dụng hóa đơn điện tử với số lượng trên 1 triệu số hóa đơn/ năm, có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu về định dạng chuẩn dữ liệu và chuẩn kết nối do cơ quan thuế quy định thì sử dụng tài khoản đã được cơ quan thuế cấp để thực hiện chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử trực tiếp đến cơ quan thuế theo định dạng được quy định.
- Gửi thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử: Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp nêu trên thực hiện ký hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử làm dịch vụ chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế. Căn cứ hợp đồng được ký kết, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có trách nhiệm chuyển dữ liệu hóa đơn cho tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để tổ chức này gửi tiếp đến cơ quan thuế.
Thực tế, số lượng các doanh nghiệp gửi trực tiếp dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế không phải là quá nhiều, mà chủ yếu gửi thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử. Những đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử này không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trong việc chuyển dữ liệu hóa đơn mà còn đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình triển khai và sử dụng hình thức hóa đơn này.
Lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử uy tín để được hỗ trợ tận tình.
Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn là một trong những đơn vị tiên phong và nhà cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử tiêu biểu cho doanh nghiệp. Phần mềm hóa đơn điện tử E-Invoice của Thái Sơn đang được triển khai tại hàng nghìn doanh nghiệp, trong đó có thể kể đến những thương hiệu lớn như: Samsung, Coca-Cola, Lotte, KFC, Grab, Lazada, CGV, Circle K, Golden Gate…
Kết quả này có được là nhờ sự kết hợp của chất lượng phần mềm và dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp. Phần mềm E-Invoice đã được Tổng cục Thuế thẩm định và chứng nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cũng như phù hợp với đa dạng loại hình, quy mô, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng sử dụng E-Invoice có thể dễ dàng tạo lập, phát hành, quản lý hóa đơn điện tử cũng như luôn được lắng nghe, hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh bởi đội ngũ chuyên gia của các trung tâm hỗ trợ 24/7 trên toàn quốc của Thái Sơn.
Để được tư vấn về hóa đơn điện tử cũng như phần mềm hóa đơn điện tử E-Invoice, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội
- Hotline: 19004767 hoặc 19004768
- Tel: 024.3754.5222
- Website: https://einvoice.vn