Chuyển đổi hóa đơn điện tử ở Việt Nam: thách thức và giải pháp
Hiện tại, vẫn còn nhiều bài toán cần được giải để việc phủ sóng hóa đơn điện tử tại 100% doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh trước thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử 1/11/2020 diễn ra thuận lợi.
1. Thách thức, khó khăn khi áp dụng hóa đơn điện tử
Quá trình phủ sóng hóa đơn điện tử đã bước đầu đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, mang lại hiệu quả lớn cho khối doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cả cơ quan thuế. Tuy nhiên, tốc độ phủ sóng hóa đơn điện tử vẫn chưa thực sự đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp, người dân và cả cơ quan thuế bởi một số vướng mắc nhất định.
Thứ nhất, vẫn còn hạn chế nhất định về khung pháp lý của hóa đơn điện tử khiến việc triển khai rộng rãi, phổ biến áp dụng hóa đơn điện tử gặp khó khăn. Cụ thể, thời điểm hiện tại vẫn chưa có quy định về định dạng chuẩn dữ liệu từ Bộ Tài chính, cũng như Thông tư hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP cũng chưa được ban hành.
Thứ hai là trình trạng lợi dụng thời hạn chuyển tiếp hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử nhằm trục lợi, sử dụng hóa đơn trái phép, hóa đơn khống, hóa đơn lòng vòng để khấu trừ, hoàn thuế GTGT khống hay thậm chí là trốn thuế, gây tổn hại lớn tới ngân sách nhà nước.
Thứ ba là hóa đơn điện tử vẫn chưa thực sự được biết đến rộng rãi bởi người dân như hóa đơn giấy, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc giải thích về khái niệm, tính pháp lý hóa đơn điện tử. Điều này cũng dẫn đến việc tốc độ phủ sóng hóa đơn điện tử chưa cao như kỳ vọng.
Tỷ trọng số lượng hóa đơn điện tử chưa cao như kỳ vọng.
Nguyên nhân của những hạn chế này là bởi hiện tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực thi hành khiến doanh nghiệp còn chần chừ chưa áp dụng hóa đơn điện tử của cơ quan thuế. Việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử cũng gặp khó khăn tại các địa phương không phải thành phố lớn bởi thiếu các tổ chức cung cấp dịch vụ và phần mềm hóa đơn điện tử. Bên cạnh đó, dù có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức áp dụng hóa đơn điện tử song công tác tuyên truyền hóa đơn điện tử vẫn cần được cải thiện hơn nữa.
2. Giải pháp thúc đẩy sử dụng hóa đơn điện tử tại Việt Nam
Để có thể phủ sóng hóa đơn điện tử, đẩy mạnh công tác triển khai hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh một cách hiệu quả hơn, việc cần thiết hiện tại là giải quyết những vướng mắc, khó khăn còn tồn tại khi áp dụng hóa đơn điện tử.
Đầu tiên, cần xây dựng khung pháp lý hoàn thiện về hóa đơn điện tử. Thông tư hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP cần nhanh chóng ban hành, đồng thời cần rà soát và bổ sung quy định về hóa đơn điện tử trong Luật Quản lý thuế, bổ sung các quy định về chuẩn dữ liệu của hóa đơn điện tử.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh nhiều biện pháp khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi sang phương thức hóa đơn điện tử như giảm thủ tục hành chính khi sử dụng hóa đơn điện tử, thực hiện khấu trừ trực tiếp thuế thu nhập, ưu tiên hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp tích cực áp dụng hóa đơn điện tử và hỗ trợ chi phí phát hành hóa đơn điện tử.
Nhà nước cũng cần xây dựng lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử cụ thể để doanh nghiệp có thể chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực hiệu quả hơn. Điều này cũng sẽ giúp người dân, cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin về hóa đơn điện tử một cách đầy đủ hơn, từ đó tác động vào tâm lý thay đổi nhận thức của xã hội đối với hóa đơn điện tử. Đồng thời, khi có lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử cụ thể, nhà nước sẽ có thời gian để hoàn thiện những hạn chế nhất định trong chính sách, giúp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử thuận tiện hơn.
Cần có lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử.
Bên cạnh đó, cần tích cực vận động, tuyên truyền phổ biến kiến thức về hóa đơn điện tử không chỉ cho khối doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mà còn cho người tiêu dùng nắm được bản chất của hóa đơn điện tử và những lợi ích mà hóa đơn điện tử mang lại. Đồng thời tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo để giúp doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh làm quen với cách thao tác sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử.
>>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử.
3. Nên lựa chọn nhà cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử uy tín
Dù vẫn còn gặp phải một số vướng mắc nhất định nhưng không thể phủ nhận là hóa đơn điện tử đã mang đến nhiều chuyển biến tích cực cho cả doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh và cơ quan thuế. Chính vì vậy, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh nên tìm hiểu và triển khai sớm hóa đơn điện tử thay vì chờ tới thời hạn bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử nhằm tránh tình trạng bị động, gặp phải những rủi ro không đáng có.
Để đảm bảo quá trình triển khai hóa đơn điện tử diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp nên tìm kiếm sự hợp tác với các đơn vị cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử uy tín, giàu kinh nghiệm.
Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn tự hào là nhà phát hành phần mềm hóa đơn được Tổng cục Thuế thẩm định và chứng nhận từ đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ cần thiết liên quan.
Với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp, Thái Sơn không chỉ tích lũy, nâng cao được năng lực công nghệ mà còn có sự hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ, đặc thù của đa dạng ngành nghề, mô hình kinh doanh khác nhau, từ đó phát triển phần mềm hóa đơn điện tử không chỉ đáp ứng yêu cầu của Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế mà còn đưa ra giải pháp tối ưu cho bài toán của doanh nghiệp.
>> Tham khảo: Hướng dẫn tải hóa đơn điện tử.
E-Invoice được nhiều doanh nghiệp trong nước tin tưởng và lựa chọn.
Chính vì vậy, phần mềm hóa đơn điện tử đang được tin tưởng sử dụng bởi những tên tuổi hàng đầu từ nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như Lotte, AEON, KFC, Honda, Lazada, CJ CGV, Grab …..
Bên cạnh đó, với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, Thái Sơn luôn sẵn sàng giải đáp và trực tiếp giúp đỡ doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc khi triển khai hóa đơn điện tử.
Để được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Trụ sở chính: Số 15 Đặng Thùy Trâm - Cầu Giấy - Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 - 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
- Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.